|
||||
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org) Chương trình AI (Artificial Intelligence, Thông Minh Nhân Tạo) đã tạo ra hình ảnh chính xác của người đàn ông trên Vải Liệm Turin (âm bản) được Secondo Pia phát hiện năm 1898. Tấm Vải Liệm Turin lại một lần nữa được đưa tin. Tấm vải lanh, mang hình ảnh của một người đàn ông bị tra tấn và đóng đinh, đã là nguồn gây tranh cãi trong hàng trăm năm qua. Nhiều người cho rằng đây là đồ giả Thời Trung Cổ, trong khi những người khác chỉ ra vô số chi tiết nổi bật dường như xác nhận đây thực sự là Tấm Vải Liệm của Chúa Kitô. Hình ảnh trên tấm vải rất mờ khi nhìn tận mắt, và đặt ra nhiều câu hỏi. Liệu hình ảnh này có phải do con người tạo ra, như trong tranh vẽ hoặc phù điêu, hay là hình ảnh thực tế, “chụp ảnh” của Chúa Kitô bị đóng đinh, có lẽ được tạo ra qua một quá trình nào đó không xác định tại thời điểm Phục Sinh hay không? Xem tiếp toàn bài… TRẦM THIÊN THU [Niệm ý Lc 6:12-19 ≈ Mt 10:1-4; Mt 4:23-25; Mc 3:13-19] Trước khi Chúa kêu gọi các môn đệ Ngài đặt ông Phê-rô làm trưởng nhóm TRẦM THIÊN THU Chúa Giêsu có lần cho ông Tôma biết chính lộ dẫn tới sự sống vĩnh hằng: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.” (Ga 14:6) Chắc chắn chỉ có Con Đường Giêsu là chính lộ dẫn đến với Chúa Cha, và đó cũng chính là Con Đường Thập Giá mà Chúa Giêsu đã đi. Có vài vấn đề quan trọng trong trình thuật Mc 8:27-35. Một hôm, Chúa Giêsu và các môn đệ tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Ngài hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.” Ngài lại hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phêrô trả lời: “Thầy là Đấng Kitô.” Lời tuyên xưng thật đáng khen. Nhưng Chúa Giêsu cấm các ông không được nói về Ngài với bất cứ ai. Xem tiếp toàn bài… Lễ Suy tôn Thánh Giá (14-9) phong phú về lịch sử và biểu tượng. Về biểu tượng, trước hết chúng ta biết rằng các Kitô hữu đầu tiên rất xấu hổ về thập giá đến nỗi không bao giờ dùng làm biểu tượng đức tin. Vì thập giá là giá treo cổ, bị khinh thường, là hình phạt dành cho những người xấu xa và nô lệ. Ngược lại, Chúa Giêsu chứng tỏ đó là thiêng liêng và lộng lẫy, không phàm tục và tuyệt vọng. Thiên Chúa muốn rằng dụng cụ rất nhục nhã này trở nên phương tiện vinh quang và ơn cứu độ của chúng ta. Việc ám chỉ con rắn đồng của lịch sử trong sách Dân Số làm bài học. Trong thời gian họ đi đày trong sa mạc, Thiên Chúa đã phạt dân Israel về tội ngoan cố bằng đại dịch rắn. Lúc đó, khi dân chúng quằn quại trong đau khổ và kêu xin Môsê cứu vớt, vị tiên tri này đã đúc một con rắn đồng và đặt trên cột cao ở giữa đồng trống: “Những ai nhìn lên con rắn đồng sẽ được cứu. Những ai chỉ nhìn vết thương và chống lại rắn đều bị bất hạnh.” Xem tiếp toàn bài… TRẦM THIÊN THU [Niệm ý Lc 6:6-11 ≈ Mt 12:9-14; Mc 3:1-6] Chúa Giê-su tới hội đường giảng dạy Nếu thấy Ngài chữa trong ngày sa-bát TRẦM THIÊN THU Những cơn mưa tháng Chín thật kỳ lạ Những giọt mưa tháng Chín nghe tí tách TRẦM THIÊN THU ▶ Lazaro và Phú Hộ – https://youtu.be/P2ITOmMTWhI Trình thuật Lc 12:13-21 kể: Có người trong đám đông nói với Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia phần gia tài cho tôi.” Ngài đáp: “Này anh, ai đã đặt tôi làm người xử kiện hay người chia gia tài cho các anh?” Và Ngài nói với họ: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu.” Sau đó Ngài nói với họ dụ ngôn này: “Có một nhà phú hộ kia, ruộng nương sinh nhiều hoa lợi, mới nghĩ bụng rằng: ‘Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa mầu!’ Rồi ông ta tự bảo: ‘Mình sẽ làm thế này: phá những cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, Xem tiếp toàn bài… TRẦM THIÊN THU Ya-gi vào tới đất liền ▶ Tình Lặng – https://youtu.be/sUsCZCRfQ0U Từ thời Trung Cổ, người ta đặc biệt nhấn mạnh đến việc đưa Đức Mẹ vào sứ mệnh chịu đau khổ cứu chuộc qua việc lần chuỗi Đức Mẹ Sầu Bi. Dấu vết của lòng sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi đã có trong suốt thiên niên kỷ đầu tiên của Giáo Hội, nhưng mãi đến khi bảy người đàn ông đến Monte Scenario gần Florence, Ý quốc, thì lòng sùng kính Đức Mẹ sâu sắc mới xuất hiện. Những người này chuyên cần cầu nguyện, sám hối, và có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ. Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1239, khi họ chiêm niệm Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô và sự đau khổ của Đức Mẹ thì Đức Mẹ đã hiện ra với họ. Đức Mẹ bày tỏ mong muốn họ thành lập một dòng tu tập trung vào nỗi đau của Mẹ. Vâng lời kêu gọi của Mẹ, họ đã thành lập Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ, còn được gọi tắt là Dòng Tôi Tớ. Xem tiếp toàn bài… TRẦM THIÊN THU Lỗ tai và cái miệng Một người điếc và ngọng PM. Cao Huy Hoàng https://www.youtube.com/watch?v=tM8Chl2HZmA 1Cr 4,6b-15; Lc 6,1-5. “Con Người làm chủ cả ngày Sabbat” Có người nói vui: “Lòng người bé nhỏ, hẹp hòi, ganh tỵ hơn thua, xét nét kim chỉ, ghim gút lâu ngày… và không chỉ suy bụng ta ra bụng người, mà còn suy bụng ta ra bụng Thiên Chúa”. Có thể nói người biệt phái là tiêu biểu cho những con người như vậy. Các môn đệ Chúa đi ngang qua đồng lúa, và bứt vài bông lúa miến mà nhai cho vui miệng, thế mà, họ kết tội các môn đệ “thu hoạch vụ mùa trong ngày Sa-bat”. Trong ý nghĩ của họ, các môn đệ phạm luật trong ngày Sabbat, ngày chỉ lo thờ phượng Thiên Chúa mà thôi. Xem tiếp toàn bài… PM. Cao Huy Hoàng 61. DAP CA CN 23 TN B – TV 145 61. DAP CA CN 23 TN B – TV 145-1 Đáp ca tuần 23 https://www.youtube.com/watch?v=yxQ87vNYGrU Đáp ca tuần 24 https://www.youtube.com/watch?v=0MsNLyFifLc Đáp ca tuần 25 PM. Cao Huy Hoàng https://www.youtube.com/watch?v=S_Th_HX-lMk 1Cr 3,18-23; Lc 5,1-11. “Các ông đã từ bỏ mọi sự mà đi theo Người”. Có một buổi sáng trên biển thật diệu kỳ. Chuyến ra khơi trắng mắt trong đêm đã kết thúc với con số không tròn trĩnh. Những ngư dân đã vào bờ và đang giặt lưới. Chúa Giê-su không để họ nghỉ ngơi, lại nhờ họ chèo thuyền khỏi bờ một chút để Người ngồi trên thuyền mà giảng dạy dân chúng. Tưởng các ông sẽ từ chối, vì các ông cần nghỉ ngơi. Nhưng không, các ông đã nhận lời yêu cầu của Người và làm theo ý Người. Xem tiếp toàn bài… PM. Cao Huy Hoàng https://www.youtube.com/watch?v=_o4YEP9E_rc 1Cr 4,1-5; Lc 5,33-39. “Khi tân lang đi khỏi họ, bấy giờ họ ăn chay”. Các biệt phái và luật sĩ luôn là những người ra vẻ giữ luật ăn chay kiểu mẫu, và đòi hỏi người khác phải ăn chay như họ, để tỏ ra lòng khát khao mong chờ Đấng Cứu Thế. Bởi họ không tin Chúa Giê-su là Đấng phải đến. Họ muốn định hình một Đấng Cứu Thế theo ý họ hơn là theo ý của Thiên Chúa. Xem tiếp toàn bài… PM. Cao Huy Hoàng LOI TO TINH – THANG 9-2024
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí Dù không phài là công dân nước Mỹ, nhưng thời gian này rất nhiều người trên thế giới đang quan tâm đến cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ vào tháng 11 tới. Vị tổng thống Hoa kỳ không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nước Mỹ, mà còn có tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Người ta không quá tin việc một tổng thống mới và chính phủ mới sẽ hoàn hảo nhưng người ta tin rằng, tổng thống và chính phủ Hoa kỳ có thể góp phần vào việc thay đổi cục diện thế giới: kinh tế, chính trị, tôn giáo, văn hoá, xã hội. Vì vậy mà cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ được mong đợi như mở ra một thời kỳ mới, cơ hội mới cho nhiều quốc gia, đồng thời cũng là mối e ngại cho nhiều quốc gia khác. Xem tiếp toàn bài… TRẦM THIÊN THU [Niệm ý Lc 6:1-5 ≈ Mt 12:1-8; Mc 2:23-28] Chuyện ăn uống là chuyện đời thực tế Qua cánh đồng vào một ngày sa-bát TRẦM THIÊN THU Chúa Thương Xót Kẻ Mang Gánh Nặng Đời là bể khổ. Ai cũng đau khổ cách này hay cách khác, dù ít hay nhiều. Khi đó, người ta khó có thể nghĩ rằng sẽ có điều tốt lành ẩn khuất phía sau. Đau khổ có sức mạnh nhị phân: để làm nô lệ và để giải thoát, để chán nản và để hưng phấn, để chai cứng và để mềm mại, để hủy diệt và để canh tân. Nếu cứ mặc kệ, đau khổ có thể làm cho chúng ta không thể nhận ra mình cứng cỏi, xa cách và cay đắng. Nhưng nhờ Đức Kitô, với Ngài và trong Ngài, đau khổ có thể đổi mới, thanh tẩy và làm cho tâm hồn chúng ta mở để mến Chúa và yêu người. Chúa Giêsu biết rõ kiếp người đầy khổ lụy, cho nên Ngài luôn mời gọi: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, Xem tiếp toàn bài… TRẦM THIÊN THU [Niệm ý Lc 5:33-39 ≈ Mt 9:14-17; Mc 2:18-22] Thấy môn đệ ông Gio-an cầu nguyện Các kinh sư và những người Biệt Phái TRẦM THIÊN THU [Niệm ý Lc 5:1-11 ≈ Mt 4:18-22; Mc 1:16-20] Suốt cả đêm phải vất vả chài lưới Ông Si-môn Phê-rô là ngư phủ TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org) Bộ Giáo lý Đức tin đã chấp thuận và khuyến khích việc sùng kính Đức Mẹ Thương Xót tại đền thờ Pellevoisin, Pháp. Chính tại đó, vào năm 1876, một phụ nữ trẻ nghèo tên Estelle Faguette đã báo cáo một loạt các thị kiến về Đức Mẹ, dẫn đến việc bà được chữa lành bệnh lao. Estelle sinh ngày 12 tháng 9 năm 1843 trong một gia đình nghèo, bà dành phần lớn thời thơ ấu của mình để làm nghề giặt ủi và sau đó là người giúp việc để giúp đỡ gia đình. Đến tuổi 30, sau nhiều năm làm việc, sức khỏe của bà suy yếu do bệnh lao, nhưng thay vì than thở về bệnh, bà đã tập hợp đức tin trẻ thơ của mình và viết một lá thư cho Đức Mẹ xin ơn chữa lành. Xem tiếp toàn bài… |
||||
Bản quyền © 2024 Bài ca mới - LMNS. Phạm Liên Hùng. Thiết kế bởi HungLanDesign. |
Nhận xét góp ý