Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Ba 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 2    
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Đi Tìm Khái Niệm Văn Hóa

Lêvi (Cử nhân Văn hóa học, ĐHVH Tp.HCM)

(Kì I)

Hơn bao giờ hết, từ ngữ “văn hóa” được lặp đi lặp lại trong đời sống hôm nay. Văn hoá gắn liền với sự ra đời của nhân loại vì là sản phẩm đặc trưng của con người, nhưng mãi tận thế kỷ XVI, mới được các học giả bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu. Dầu vậy, đến nay đã hơn 4 thế kỷ người ta vẫn chưa thể thống nhất với nhau một định nghĩa về văn hóa. Theo Phó giáo sư Lê Văn Chưởng, thuật ngữ này hiện có tới hơn 300 định nghĩa (x. PTS. Lê Văn Chưởng, Giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam, Đại học KHXH&NV Tp. HCM, 1996, tr.5).

Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm:“từ ‘văn hoá’ có rất nhiều nghĩa” (x. Gs. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo Dục, 1997, tr.10); theo ý nó chứa nhiều nét nghĩa trong nội hàm từ ngữ. Trước tiên, nhà nhân chủng học E.B.Taylor viết: “Văn hoá là một tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, những tín ngưỡng, nghệ thuật đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khuynh hướng cũng như những tập quán mà con người xét như là một thành phần của xã hội đã đắc thủ”. Giáo sư Trần Ngọc Thêm khắc phục thiếu sót trên của Taylor khi phát biểu: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn”. Tuy nhiên liệu có phải tất cả những sản phẩm, những giá trị vật chất và tinh thần con người sáng tạo ra đều là văn hoá? Tiến sĩ Federico Mayor, cựu tổng giám đốc UNESCO khẳng định rằng không hẳn như vậy. Theo ông, các giá trị đó phải: “làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”. Định nghĩa của Mayor có một điểm đáng lưu ý là đã chỉ ra được tố chất của văn hoá làm nên nét khu biệt giữa các cộng đồng dân tộc. Chính vì thế, người ta thường phân biệt văn hoá Á Đông với văn hoá phương Tây, văn hoá Trung Quốc với văn hoá Việt Nam…v.v.

Tóm lại, qua một số định nghĩa quen thuộc kể trên, chúng ta thấy được ba đặc điểm chính của khái niệm văn hoá theo Nhân chủng học: thứ nhất, nó phải là sản phẩm vật chất và tinh thần của con người; thứ hai nó phải được đánh giá là cao đẹp, có giá trị với cộng đồng sáng tạo và sử dụng nó; thứ ba, nó là nét khu biệt làm cho các cộng đồng người hay dân tộc phân biệt với nhau. So sánh: Gs Trần Ngọc Thêm tổng kết theo bốn đặc tính là: hệ thống, giá trị, nhân sinh và lịch sử ; PTS. Lê Văn Chưởng thì nhận định theo hai nét nghĩa: 1. Nét nghĩa rộng gồm tất cả những gì do con người tạo ra; 2. Nét nghĩa giới hạn là tổng thể những hệ thống giá trị chi phối một cộng đồng.

Từ nhận định trên, người viết xét thấy các định nghĩa trên dường như chưa đề cập đến một yếu tố rất cơ bản và thường thấy là giá trị tâm linh của văn hoá bên cạnh các giá trị vật chất và tinh thần. Có thể giá trị này đã được nhắc đến gián tiếp trong những chữ gắn gần với niềm tin thiêng liêng như: phong tục tập quán, tín ngưỡng, truyền thống … nhưng dường như các nhà nghiên cứu muốn tránh né mà chỉ đề cập đến nó ở môt giá trị tinh thần thuần tuý của con người. Vậy trong văn hóa liệu có chăng một thứ giá trị tâm linh về niềm tin siêu nhiên?


Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*