Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Bản Sắc Văn Hóa Người Giáo Dân Ở Nước Ngoài

M Huyền

Từng là một du học sinh ở nước ngoài, cộng với thời gian được du lịch đây đó, tôi có thể khẳng định: ở đâu có người Việt, ở đó có bản sắc, truyền thống, tinh thần Việt; Ở đâu có Giáo dân Việt Nam, ở đó có những sinh hoạt phượng tự thắm nhuần tinh thần giáo hội Việt Nam.
Gần 4 triệu người Việt trong đó có một số khá lớn là người Công giáo đang sinh sống, học tập và làm việc ở hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp năm châu đã và đang là sợi dây kết nối đưa bản sắc văn hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Họ đã làm được những gì:
1. Gìn giữ tiếng Việt là gìn giữ nét đặc trưng nhất của người Việt Nam ở nước ngoài, tạo sự gắn kết với các cộng đồng người Việt trên thế giới và với quê hương. Nhận thức được điều này nên các thế hệ người Việt xa xứ vẫn luôn quan tâm đến việc dạy và học tiếng Việt cho các thế hệ sau như một việc làm tất yếu để gìn giữ bản sắc văn hoá. Đặc biệt là thế hệ những người đã ngoài 50 tuổi, luôn mong muốn con em mình biết và hiểu tiếng Việt để tìm về với cội rễ, cha ông.
Chị Bùi Ái Phượng, Việt kiều Công giáo tại Rôma khẳng định, muốn con em người Việt, các thế hệ sinh ra ở nước ngoài nói và yêu thích tiếng Việt thì các bậc phụ huynh phải nói tiếng Việt nhiều hơn, nhất là trong gia đình, giáo xứ, trong các Thánh lễ bằng tiếng Việt.
Bà Maria Hồng vốn sinh ra và lớn lên ở Mỹ, nhưng vẫn nói và hiểu rất rõ tiếng Việt bởi cha mẹ bà luôn dành nhiều thời gian dạy và nói chuyện bằng tiếng Việt với bà khi còn nhỏ. Không những thế, bà Hồng còn hát được hàng chục bài hát Thánh Ca tiếng Việt, thuộc rất nhiều bài thơ Đạo của các tác giả trong nước.
Với mong muốn gìn giữ tiếng nói của cha ông, Hội người Công Giáo Việt Nam tại Mỹ luôn coi trọng việc dạy và học tiếng Việt của các thế hệ sau. Nhiều gia đình giáo dân người Việt tại Mỹ đều sử dụng tiếng Việt hàng ngày, tham dự các Thánh lễ tiếng việt…
Hàng năm, người Công giáo Việt kiều về quên đón tết, họ rất vui vì được sống giữa lòng Giáo Hội Việt Nam, được đi lễ với mọi người trong không khí ấm áp, tình nghĩa vốn có của người Việt.
2. Mô hình gia đình truyền thống với nhiều thế hệ cùng sinh sống trong một mái nhà, quây quần bên mâm cơm ấm cúng vẫn được nhiều gia đình giáo dân Việt Nam ở nước ngoài gìn giữ và duy trì. Những ngày lễ Tết chính là dịp để các gia đình giáo dân Việt xum vầy, cùng tổ chức Tết Việt để con em biết về truyền thống quê hương. Những hoạt động này là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với cộng đồng giáo dân Việt Nam ở nước ngoài.
Áo dài – tà áo thể hiện nét nữ tính, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong các ngôi Thánh Đường Công Giáo đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế.
Phở và những món ngon của Việt Nam có mặt khắp năm châu cùng với cộng đồng người Việt đã có vị trí xứng đáng trong cộng đồng giáo dân nước sở tại, ghi dấu ấn về văn hoá ẩm thực Việt Nam.
Tuy xa quê nhà nhưng hầu như cộng đồng người giáo dân Việt Nam vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán tốt đẹp như lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, xin lễ, đọc kinh cho người quá cố, đi lễ nhà thờ, tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật, sinh hoạt thánh ca, sinh hoạt cộng đồng…
Việc hình thành các ngôi nhà thờ Việt ở “trời Tây” trong thời gian qua đã góp phần củng cố đời sống tâm linh cho bà con giáo dân ở nước ngoài. Thông qua sinh hoạt tôn giáo, nhiều nét đẹp truyền thống đang được ngày càng nhiều người Việt trẻ tuổi trong cộng đồng biết đến.


Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*