Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Mùa Thường Niên

Với lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa, đã kết thúc mùa Giáng Sinh, Phụng vụ Giáo Hội bước vào Mùa Thường Niên, hay còn gọi là Mùa Quanh Năm. Ngoài các mùa đặc biệt (mùa chay, phục sinh, vọng, giáng sinh) xoay quanh hai đại lễ Phục Sinh và Giáng Sinh, thì phụng vụ công giáo còn có mùa thường niên. Ý niệm mùa thường niên được dùng từ thời Đức Piô X (đầu thế kỷ 20). Mùa thường gồm hai phần : trước Mùa Chay (tức sau mùa Giáng Sinh, ta cũng có thể gọi là mùa Thường Niên I) và sau Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (tức sau mùa Phục Sinh, ta cũng có thể gọi là mùa Thường Niên II). Mặc dù bị chia làm hai phần như thế, thì 33 hay 34 tuần lễ của mùa Thường Niên luôn là một tổng thể duy nhất “Giáo Hội không cử hành một khía cạnh đặc biệt nào về mầu nhiệm Chúa Kitô, nhưng lại tôn kính chính mầu nhiệm Chúa Kitô trong toàn bộ, nhất là trong các ngày Chúa nhật” (sách lễ Rôma, Những quy luật tổng quát về năm phụng vụ và niên lịch, Roma 1975, số 43)

Vũ Ân

Có 2 phản hồi cho bài viết: Mùa Thường Niên

  • Mátthêu

    Cám ơn tác giả John Vũ đã có những bài suy niệm mỗi ngày như thế này cho mỗi ngày. Nhờ đó trang mạng thêm phong phú và hấp dẫn hơn. Mong tác giả tiếp tục duy trì, cho bạn đọc được nhờ. Chân thành cám ơn.

  • Tin Yêu

    Thế là một mùa noel đã qua nhưng còn lại bao nhiêu lưu luyến của ngày lễ đâu đây. Mỗi lần dọn hang đá, là mỗi lần chúng ta ưóc muốn ngày lễ vẫn được kéo dài thêm. Thế rồi, biết bao nhiêu ngày tháng chúng ta làm để mừng ngày Đại Lễ và hôm nay là ngày cuối của ngày lễ và bắt đầu chúng ta qua Mùa Thường Niên. Thật vậy, việc dọn hang đá nhắc nhở mỗi người chúng ta những gì? Tuy chúng ta dọn hang đá và cất giữ để đợi chờ cho đến sang năm, nhưng với niềm tin của mỗi người chúng ta, chúng ta vẫn luôn tin rằng Chúa vẫn giáng sinh trong lòng của mỗi người bằng cách ta hãy làm hang đá nơi trong lòng mình để cho Chúa ngự qua việc tôn thờ Thánh Thể Người, tham dự thánh lễ, và rước Mình Máu Ngài

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*