Mọi Sáng Tác Phải Là Vì Cho Sự Vinh Hiển Chúa
Nhạc sĩ trứ danh-thiên tài âm Nhạc Johann Sebastian Bach (1685 – 1750) để lại cho hậu thế với hàng trăm bản nhạc Cantatas dùng trong các buổi lễ tại nhà thờ, cũng như vô số bản nhạc khác dùng vào các dịp Lễ Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh. Tài năng sáng tác của J.S. Bach chỉ được xác nhận đầy đủ vào năm 1829 khi nhạc sĩ người Đức Felix Mendelssohn khám phá ra bản nhạc “Nỗi Khổ Cực của Thánh Matthew” (Passion According to St. Matthew) và bản “Nỗi Khổ Cực của Thánh John” (The Passion According to St. John, 1723).
Qua bản nhạc “Thánh Lễ theo cung Si thứ” (Mass in B minor), Bach đã dùng các hình thức giống như nhạc kịch (opera) vào mục đích tôn giáo, đã diễn tả ý tưởng toàn cầu của tinh thần Thiên Chúa giáo. Tập nhạc “Thực Hành Keyboard” (Keyboard Practice) là cách phối hợp cách luyện tập âm nhạc với việc thờ phượng.
J.S. Bach đã cho thấy khả năng đưa các loại sáng tác từ thưở ban đầu lên độ hoàn hảo cao hơn, chẳng hạn vào năm 1723, ông đã viết ra bản nhạc rực rỡ “Magnificat” (Bài ca chúc tụng) rồi 15 năm sau là tác phẩm “Thánh Lễ cung Si thứ” rất danh tiếng.
Tuy là một nhạc sĩ thiên tài, nhưng triết lý sống và sáng tác của ông là: “Mọi bài nhạc sáng tác phải là vì cho sự Sáng Danh của Chúa…” . Vì J.S. Bach thường coi các tài năng của mình là do Thiên Chúa ban cho, vì vậy ông ký tắt trên các sáng tác, ngay cả trên các bản nhạc thế tục, bằng 3 chữ INJ có nghĩa là “Sáng danh Chúa Jesus” (In the Name of Jesus).
Khi kết thúc bài nhạc đã sáng tác, ông cũng viết 3 chữ “SDG” nghĩa là “Soli Dei Gratia”. Nghĩa là “To God alone be the Praise” – (Mọi sự sáng danh cho Đức Chúa Trời và thuộc về một mình Ngài mà thôi).
Đây cũng phải là “châm ngôn đời sống” cho mỗi nhạc sĩ Công giáo và của mỗi người kitô hữu khi bắt đầu và kết thúc mỗi việc, hầu làm cho sáng danh Chúa.
Đại Tài
Nhận xét góp ý