Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Giáng Sinh và Ông Già Noël

TRẦM THIÊN THU

Bạn có dạy cho trẻ biết rằng Ông Già Nô-en có thật? Hoặc bạn có lo những chuyện như vậy có thể gặp rắc rối đối với sự hiểu biết về ý nghĩa đích thực của lễ Giáng Sinh?
Chủ đề này luôn được bàn thảo rôm rả trên các trang web khi tháng 12 đến, đặc biệt là dịp Nô-en về.
Những người thông minh và có ý xấu tranh luận về Ông Già Noel ở nhiều nơi. Cách nghĩ của bạn về Ông Già Noel được xác định bằng cách bạn được giáo dục.
Nếu bạn được dạy tin vào Ông Già Nô-en và đó là kinh nghiệm đẹp kỳ diệu đối với bạn thì bạn sẽ muốn chia sẻ với con cái. Nếu bạn được dạy không tin Ông Già Nô-en thì bạn có thể lại thấy chuyện kể về Ông Già Nô-en là có thật.
Có lần tôi đã hỏi mẹ tại sao không “tạo” Ông Già Nô-en trong gia đình khi tôi đã lớn. Tôi hy vọng có một câu trả lời triết lý nào đó về tầm quan trọng của việc không lẫn lộn ngày lễ tôn giáo với truyền thống đời, nhưng điều tôi có là một câu chuyện xúc động về việc làm cha mẹ thực tế.
Mẹ tôi nói với tôi: “Cha mẹ đã cố gắng tạo Ông Già Nô-en, nhưng bây giờ em con về nhà nói với mẹ rằng bạn nó phải là đứa con ngoan hơn nó vì nó có nhiều quà dịp lễ Giáng Sinh, thế là hết chuyện Ông Già Nô-en”.
Trong gia đình tôi ngày nay, chúng tôi không dạy các con rằng Ông Già Nô-en có thật, vì… (có thể làm hư nó!) và vì Ông Già Nô-en không có thật. Nhưng chúng ta “giả bộ tin” thôi.
Chúng tôi cho các con biết về Thánh Ni-cô-la, nhưng chúng biết rằng chúng tôi là những người bỏ quà vào nhưng chiếc giầy cho chúng vào ngày 6 tháng 12. Có những món quà và những chiếc vớ vào đêm 24 tháng 12, rạng sáng ngày 25 tháng 12, nhưng chúng biết rằng cha mẹ và ông bà của chúng là những người làm điều đó.
Chúng tôi cũng không tránh né chuyện Ông Già Nô-en. Thật vậy, Ông Già Nô-en là “người vui vẻ” nên có vào mùa này. Chúng tôi đọc những câu chuyện viết về ông, xem ông trên truyền hình, và nói vui về cách ông có thể xoay xở tìm cách vào nhà, nơi có ống khói dẫn thẳng xuống lò sưởi.
Khi tôi lớn khôn, tôi biết ý nghĩa thật về lễ Giáng Sinh, về sự giáng sinh của Chúa Giêsu. Sự thật là cha mẹ tôi đã để dành tiền mua những món quà “bí mật”, tổ chức bữa tiệc, và dựng một cây Nô-en được trang trí đèn để mừng đón Giáng Sinh, và tình yêu thương là điều kỳ diệu mà tôi cần.
Còn bạn thì sao? Bạn có đóng vai Ông Già Noel Nô-en vui vẻ trong gia đình vào mùa Giáng Sinh này?
Thật ra Ông Già Noel là có thật. Dù người ta có nói thì thực sự vẫn có một Ông Già Noel hào phóng, người ta gọi Ông là Santa Claus.
Ông Già Nô-en tên là Ni-cô-la, sinh tại Thổ Nhĩ Kỳ vào khoảng năm 300 sau công nguyên. Ông thương người nghèo và cho họ những gì ông có. Cha mẹ ông mất vì bệnh dịch khi ông còn nhỏ.
Chuyện kể rằng tại thành phố Patara gần đó, có một thương gia bị mất hết tài sản, mà ông lại có ba đứa con gái. Ông không có gì để hồi môn cho các con. Thời đó, con gái có của hồi môn càng nhiều càng có cơ hội lấy chồng. Người cha cảm thấy chán nản lắm. Tiếng đồn tới tai Ni-cô-la, thế là ông đem một túi vàng đặt ở trước nhà thương gia kia để có của hồi môn cho con gái lớn. Không lâu sau, cô con gái này có chồng.
Ni-cô-la cũng làm vậy lần hai, rồi lần ba, để giúp hai cô gái còn lại. Lần cuối cùng, người cha “canh me”, rồi bắt gặp nhà hảo tâm nên đã bày tỏ lòng biết ơn. Những chiếc vớ treo trước lò sưởi là để hong khô, rồi những thỏi vàng được đặt vào đó. Vì thế, trẻ em ngày nay thường treo vớ trong đêm Giáng Sinh với hy vọng nhận được quà của Ông Già Nô-en.
Nhiều truyền thuyết nói rằng đó không là những túi vàng, mà là những trái bóng bằng vàng. Đó là lý do mà ba trái bóng vàng là biểu tượng của Ông Già Nô-en, thường có trước cửa các tiệm cầm đồ.
Bạn tin hay không tin có Ông Già Nô-en cũng chẳng sao, nhưng hình tượng Ông Già Nô-en với bộ quần áo đỏ viền trắng, với những con tuần lộc, vẫn nổi bật trong mỗi dịp Giáng Sinh về. Và người ta vui mừng chúc nhau: Chúc Mừng Giáng Sinh – Merry Christmas!

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*