Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Mười Một 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 10    
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Tông Đồ Thánh Nhạc

P1020803_1Mục đích của thánh nhạc là tôn vinh Chúa và thánh hóa tâm hồn người tín hữu. Hội Thánh tha thiết mời gọi những ai có năng khiếu âm nhạc, yêu thích Thánh nhạc dấn thân hoạt động cho Thánh nhạc, tích cực góp phần cho việc tôn vinh Chúa và thánh hóa các tâm hồn.
Có nhiều cách thức tham gia như đào tạo, sáng tác, tham gia ca đoàn, nhạc đoàn hoặc cổ võ, động viên, hoặc giúp vật chất cho các hoạt động Thánh nhạc.
Về đào tạo: Đứng mở lớp dạy đàn, dạy ca trưởng, hoặc tham gia việc giảng dạy hoặc cổ võ cho việc học nhạc hoặc tặng học bổng cho các học viên vùng sâu vùng xa…
Về sáng tác: Viết Thánh ca, Thánh nhạc cho cộng đoàn, cho các giới, các nhóm tông đồ có nhu cầu hoặc tham gia vào nhóm sáng tác, các câu lạc bộ…
Về ca đoàn và nhạc đoàn: Mặc dầu ngày nay, Giáo hội khuyến khích hát cộng đồng nhưng vai trò của ca đoàn ngay trong việc hát cộng đồng cũng rất quan trọng. Có thể nói cộng đồng chỉ hát hay khi ca đoàn hát hay. Do đó việc tham gia ca đoàn, nhạc đoàn cách nghiêm túc thật là điều rất đáng khuyến khích và cần thiết. Nhất là khi mà việc học văn hóa của tuổi trẻ được đề cao. Việc làm của các công nhân trẻ bị trói buộc.
P1020803_1Về việc hỗ trợ cho các hoạt động thánh nhạc như tặng học bổng thánh nhạc, giúp tổ chức chương trình thánh ca, giúp phổ biến tài liệu thánh nhạc, như sách vở, băng đĩa thánh ca, Thánh nhạc là việc rất có ý nghĩa, rất cần thiết sẽ giúp một phần quan trọng cho sự phát triển của Thánh nhạc.
Tâm hồn tông đồ.
Tất cả các hoạt động trên đều nhiều ít góp phần vào việc tôn vinh Chúa và thánh hóa người tín hữu bằng Thánh nhạc. Tuy nhiên để thánh hóa bản thân và để việc phục vụ đem lại kết quả tốt, người tông đồ Thánh nhạc cần có những đức tính sau: Khiêm tốn, vâng phục, hy sinh và tận tụy nữa.
1- Khiêm tốn: Đức tính đầu tiên người tông đồ Thánh nhạc nói chung, người ca trưởng, người đệm đàn nói riêng, phải có sự khiêm tốn. Sự khiêm tốn giúp người tông đồ xác tín rằng tài năng mình có là do ơn trên. Do Chúa ban, nên ra sức gìn giữ, gắng học hỏi, trau dồi thêm để phục vụ tốt. Khi thành công không lên mặt tự phụ, coi thường anh chị em, khi thất bại không nản lòng bỏ cuộc.
2- Vâng phục: Ý thức rõ ràng việc phục vụ là phục vụ Giáo hội, một Giáo hội có tổ chức, có kỷ luật, nên vâng phục Giáo hội là điều tất nhiên. Sáng tác như thế nào, chọn bài ra sao, tập hát, đệm đàn như thế nào để có hiệu quả tốt nhất. Người tông đồ Thánh nhạc luôn vâng theo sự hướng dẫn của tổ chức, của Giáo hội.
3- Hy sinh: Nói đến việc làm tông đồ là nói đến hy sinh. Hy sinh thời giờ, hy sinh công sức, chấp nhận khó khăn vất vả. Cả những lúc bị hiểu lầm, bị chê trách, bị la rầy. Không hy sinh không thể trở thành tông đồ đích thực.
4- Tận tụy: Nhận một công tác là tự nguyện đứng vào vị trí một bánh xe trong guồng máy của tổ chức. Do đó, dù gặp thuận lợi hay khó khăn, lúc được như ý, lúc không vừa lòng vẫn đều đặn, tích cực chu toàn phận vụ của mình là điều vô cùng quý giá và cần thiết nơi người tông đồ đích thực.

Nếu Thánh nhạc có được những tông đồ như thế, chắc chắn việc tôn vinh Chúa và thánh hóa các tâm hồn bằng lời ca, tiếng đàn, bằng Thánh nhạc sẽ mang lại những thành quả tốt đẹp như Giáo hội hằng mong muốn vậy.