Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

MỘT THIÊN CHÚA CẢM THÔNG

Lm. Giuse Đỗ Đức Trí – Gp. Xuân Lộc

THỨ NĂM TUẦN II TN :

Từ ngày 15-19/01 vừa qua, Đức Thánh Cha Fancis đã có cuộc tông du đến Philippines. Thánh lễ bế mạc tại Công viên Quốc gia đã có khoảng 6-7 triệu người tham dự dưới trời mưa. Trong buổi gặp gỡ dành riêng cho hơn 30 ngàn thanh thiếu niên, tổ chức tại Giáo Hoàng Học Viện Santo Tomas, một em gái cùng với một bé trai 14 tuổi tên là Jun Chura là đại diện cho những trẻ bụi đời, đã được chọn để trình bày những hiện trạng và thách đố của xã hội lên Đức Thánh Cha.
Em gái là đứa trẻ bị bỏ rơi và bị vứt ngoài lề xã hội. Trong cuộc sống bụi đời, em đã chứng kiến nhiều đồng bạn bị cha mẹ bỏ bê đã sa vào những cạm bẫy của sự dữ, như nghiện ngập hoặc nạn mãi dâm.
Em đã không thể đọc tiếp bài văn đã dọn sẵn và nhìn lên ĐTC. Em đặt câu hỏi : Tại sao Chúa để xảy ra như vậy ? Tại sao Chúa cho phép những sự xấu ấy xảy ra, dù đó không phải là lỗi của những đứa trẻ vô tội ? Em không thể đọc tiếp, nhắm nghiền mắt lại và nức nở khóc. Cố gắng lắm, em mới có thể kết thúc bằng một câu hỏi nữa : Và tại sao lại ít có người giúp chúng con như thế ?
Đức Giáo Hoàng đã đứng bật dậy, bước xuống để ôm em vào lòng. Hình ảnh một vị Giáo Hoàng cũng rưng rưng nước mắt và em Palomar chôn mặt mình vào lòng của Ngài đã lập tức được loan tải rộng rãi trên tất cả các hệ thống truyền thông. Nhiều tờ báo đánh giá đây là giây phút cảm động nhất của cuộc tông du.
Trong bài giảng, để đáp lời em Palomar, Ngài nói : “Em ấy là người duy nhất đã hỏi một câu hỏi mà không ai có thể trả lời được. Và em ấy cũng đã không diễn tả hết được bằng lời lẽ nhưng đã diễn tả bằng những giọt nước mắt.
Tin Mừng hôm nay cho thấy, khi Chúa Giêsu rao giảng Nước Thiên Chúa, thì đã có hàng ngàn người lũ lượt kéo đến với Ngài để được nghe, được thấy và để được thông cảm. Vì, như Đức Thánh Cha đã giải thích, Chúa Giêsu phục vụ dân Ngài không bằng những phong trào, không bằng của cải hay tiền bạc vật chất, nhưng bằng sự cảm thông và lắng nghe.
Tin Mừng kể lại : Người ta lũ lượt đi theo Người vì nghe biết những gì Người đã làm. Người chữa lành nhiều bệnh nhân, khiến tất cả những ai có bệnh cũng đổ xô đến để được sờ vào Ngài. Họ sờ vào Chúa Giêsu để được động chạm đến lòng thương cảm của Thiên Chúa, là điều mà họ không thể tìm kiếm nơi nhiều người lúc bấy giờ.
Bài đọc một Thư Do Thái đã cho thấy, Chúa Giêsu là Đấng Cứu độ, là vị Thượng Tế của Thiên Chúa thánh thiện, vẹn toàn, vô tội, vượt trội và được nâng cao trên các tầng trời. Ngài không vô cảm trước nỗi đau của con người, không đứng bên lề những thách thức, đau khổ của thế giới, nhưng Ngài đã đón nhận những hy sinh, đau khổ và trở nên giống như chúng ta mọi đàng để có thể cảm thông và để cứu chuộc chúng ta. Ngài đã hiến dâng chính mình một lần và vĩnh viễn để đền tội thay cho cả nhân loại chúng ta.
Đau khổ, bệnh tật là nỗi day dứt, dằn vặt con người, là câu hỏi không thể trả lời tại sao, nhưng lại có thể trả lời dưới một góc độ khác : Đau khổ là địp để Thiên Chúa mời gọi mỗi người biết sống cảm thông và học cho biết sống quan tâm đến người khác. Đau khổ, bệnh tật của nhân loại còn là để mỗi người có cơ hội phục vụ lẫn nhau. Như Đức Thánh Cha đã dạy, phục vụ không chỉ bằng một vài lần thăm viếng, tặng quà, nhưng bằng việc đón nhận nhau trong yêu thương và xoa dịu nỗi đau của anh chị em bằng cảm thông, đó là điều họ cần hơn những thứ khác.
Tại sao nhiều đứa trẻ phải chịu đau khổ ? Tại sao lại có ít người giúp chúng con như thế ? Câu trả lời của Đức Thánh Cha đã soi sáng cho chúng ta hiểu được Lời Chúa hôm nay và cũng để trả lời cho câu hỏi của em bé. Ngài nói :
“Chỉ khi nào một con tim không thể tìm được câu trả lời và bắt đầu khóc, lúc đó chúng ta mới có thể hiểu được”. ĐTC cũng kêu gọi những người trẻ cần phải học cách để mà khóc : “Cha mời gọi từng người trong chúng con ở đây, hãy tự hỏi mình rằng, tôi đã học được cách khóc chưa, khóc như thế nào ? Tôi đã học để mà khóc cho một ai đó bị bỏ rơi bên lề đường chưa ? Tôi đã khóc cho một ai đó đang bị nghiện ngập chưa ? Tôi đã khóc cho một ai đó bị bạo hành chưa ?”.
“Đây là điều trên hết mà Cha muốn nói với chúng con : Hãy học để khóc… hãy học, học thực sự để mà khóc, khóc cách nào”. Ngay cả Chúa Giêsu cũng đã khóc. Chúa Giêsu đã phục vụ cho người dân của mình, Ngài đã không sử dụng lòng từ bi của thế gian, như là dừng lại một vài giây để ban phát tiền bạc hoặc những của cải vật chất. Nhưng, Chúa Kitô đã dành trọn thời gian để lắng nghe và để thông cảm với người dân của mình.
Xin cho chúng ta biết học nơi Chúa Giêsu để có một trái tim rộng mở và nhạy bén, một trái tim biết rung động và biết khóc trước những nỗi đau của anh chị em. Xin Chúa cho mỗi chúng ta cũng biết lắng nghe, biết cảm thông và chia sẻ với anh chị em chung quanh để cho cuộc sống có thêm nhiều niềm vui và hạnh phúc. Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*