Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

ĐIỀU GÌ LÀM ĐỨC MẸ KHÓC?

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Ngày 19 tháng 9 năm 1846, một “Bà Đẹp” tràn ngập ánh sáng như thể được tạo ra từ ánh sáng, hiện ra trước hai người chăn bò là cô bé Melanie Mathieu 14 tuổi và cậu bé Maximin Giraud 11 tuổi. Hai em đang tìm kiếm bò đi lạc ở La Salette, một vùng hẻo lánh trên dãy núi Alps của Pháp. Đội vương miện hoa hồng và vương miện ánh sáng, Đức Mẹ bước ra từ một “quả cầu lửa” trong trang phục của phụ nữ địa phương. Từ sợi dây chuyền vàng quanh cổ cô treo một Thánh Giá lớn có búa và kìm đóng gần cả hai bàn tay bị đóng đinh của Chúa Giêsu. Đức Mẹ đang ngồi và khóc, hai tay ôm đầu.

Trong lần hiện ra siêu nhiên này, được Vatican hoàn toàn chấp thuận là xác thực, là những lời quan trọng mà Đức Mẹ đã nói trong nước mắt, bằng giọng như âm nhạc Thiên Đàng, với Melanie và Maximin:

“Hãy đến với Ta, hỡi các con của Ta. Đừng sợ. Ta ở đây để nói với các con một điều quan trọng nhất. Nếu người ta không vâng lời, Ta sẽ buộc phải buông tay Con Ta. Cánh tay đó nặng nề, bức bách đến mức Ta không thể kiềm chế được nữa.

Ta đau khổ vì người ta lâu rồi!… Ta ấn định cho người ta sáu ngày để làm việc, ngày thứ bảy Ta dành riêng cho Ngài. Và sẽ không có ai trao nó cho Ngài…

Nếu mùa màng bị hư hỏng thì đó là lỗi của người ta. Ta cảnh báo năm ngoái về khoai tây. Người ta không chú ý. Hoàn toàn ngược lại, khi người ta phát hiện khoai tây đã thối rữa, người ta đã chửi thề, đã lạm dụng Thánh Danh của Chúa Con. Khoai tây sẽ tiếp tục thối rữa và đến Giáng Sinh năm nay sẽ không có gì còn lại.

Nếu người ta có ngũ cốc,… bất kỳ phần nào của nó nảy lên sẽ vỡ vụn thành bụi khi người ta đập nó. Một nạn đói lớn đang đến. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, những đứa trẻ dưới 7 tuổi sẽ run rẩy và chết trong vòng tay của cha mẹ. Người lớn sẽ phải trả giá cho tội lỗi của mình bằng cơn đói…

Chỉ có một số phụ nữ lớn tuổi đi lễ vào mùa hè. Tất cả những người còn lại làm việc vào Chúa Nhật hằng tuần trong suốt mùa hè. Vào mùa đông, khi họ không biết phải làm gì với bản thân, họ đi dự lễ chỉ để giễu cợt tôn giáo.”

Mặc dù một dòng suối kỳ diệu trào ra từ một tảng đá ở nơi Đức Trinh Nữ viếng thăm, đem lại nhiều ơn chữa lành, nhưng nạn đói lớn đã giết chết hơn một triệu người đã xảy ra vào năm sau cuộc hiện ra như đã được tiên báo, ở Pháp và khắp Âu châu, cùng với trận dịch tả nghiêm trọng ở Pháp.

Đức Mẹ La Salette quở trách hai sự xúc phạm nghiêm trọng đối với Thiên Chúa, cả hai đều bị vi phạm rộng rãi hơn trong thời đại chúng ta: vô cớ dùng Danh Thánh Chúa và vi phạm Ngày Sabát Thánh của Ngài. Ở đây chỉ xem xét điều răn thứ ba về ngày sabát, như Thiên Chúa đã truyền cho Môsê: “Ngươi hãy nhớ ngày sabát, mà coi đó là ngày thánh. Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của ngươi. Còn ngày thứ bảy là ngày sabát kính Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngày đó, ngươi không được làm công việc nào, cả ngươi cũng như con trai con gái, tôi tớ nam nữ, gia súc và ngoại kiều ở trong thành của ngươi. Vì trong sáu ngày, Đức Chúa đã dựng nên trời đất, biển khơi, và muôn loài trong đó, nhưng Người đã nghỉ ngày thứ bảy. Bởi vậy, Đức Chúa đã chúc phúc cho ngày sabát và coi đó là ngày thánh.” (Xh 20:8-11)

Tại La Salette, Đức Mẹ đau khổ tuyên bố một cách mạnh mẽ và cấp bách về mức độ nghiêm trọng của mệnh lệnh này và những hậu quả tai hại của việc vi phạm. Trong thời đại này, khi tất cả Mười Điều Răn đều bị vi phạm một cách tràn lan và trắng trợn, không có điều răn nào bị bất tuân một cách dễ dàng hơn – có thể nói là quá tình cờ – hơn là mệnh lệnh long trọng phải giữ Ngày Chúa Nhật là Ngày Thánh.

Người ta sẽ không mong đợi những người hoàn toàn làm ngơ và phô trương các luật đạo đức của Thiên Chúa sẽ chú ý đến lệnh truyền của Ngài là phải tuân giữ ngày sabát. Tuy nhiên, chính sự thờ ơ với mệnh lệnh căn bản này của những người trong chúng ta ngày nay tuyên bố tuân theo luật của Thiên Chúa đã khiến Đức Mẹ buồn bã và đau khổ nhất.

Vì khá rõ ràng là nhiều người (hầu hết?) trong chúng ta, những người tuyên xưng đức tin Công giáo, thường không cân nhắc kỹ lưỡng trong việc giữ ngày sabát như một ngày nghỉ ngơi và canh tân tâm linh. Chúng ta có thể thực hiện nghĩa vụ quan trọng nhất vào ngày Chúa Nhật là tham dự Thánh Lễ, cầu nguyện, ghi nhận những giáo huấn về giáo lý và luân lý của Giáo Hội, đồng thời đóng góp vào việc hỗ trợ giáo xứ của chúng ta. Tuy nhiên, vào Chúa Nhật, chúng ta có thể cắt cỏ, giặt giũ, sơn phòng, dọn dẹp, thanh toán hóa đơn, rửa xe, sửa vòi nước bị rò rỉ và dạo quanh các cửa hàng để mua hàng giá rẻ. Trên thực tế, chúng ta thường xuyên vi phạm luật thiêng liêng, vốn có trước các mệnh lệnh khác của Thiên Chúa chống lại việc giết người, ngoại tình và trộm cắp. Tuy nhiên, Kinh Thánh rõ ràng đối đầu với nền đạo đức chọn lọc như vậy: “Ai tuân giữ tất cả Lề Luật, mà chỉ sa ngã về một điểm thôi, thì cũng thành người có tội về hết mọi điểm.” (Gc 2:10)

Có lẽ chúng ta đã đi đến chỗ hợp lý hóa công việc ngày Chúa Nhật của mình không phải là “lao động nô lệ,” sử dụng thuật ngữ truyền thống cho công việc bất hợp pháp vào Chúa Nhật, mà là những công việc gia đình được theo đuổi một cách thú vị theo tinh thần “giải trí” trong ngày. Nhưng chắc chắn đó không phải là cách mà Đức Mẹ La Salette đau khổ – người “chỉ định cho [chúng ta] sáu ngày làm việc” – đã nhìn nhận điều đó.

Tất nhiên, đúng là một số người phải làm việc vào Chúa Nhật để kiếm kế sinh nhai, và có những trường hợp khẩn cấp phải giải quyết cũng như các nhiệm vụ cần thiết khác: “Các nhu cầu của gia đình hoặc dịch vụ xã hội quan trọng có thể được miễn trừ một cách hợp pháp khỏi nghĩa vụ nghỉ ngơi vào Chúa Nhật,” như Giáo Lý Công Giáo nói như vậy. (GLCG, số 2185). Tuy nhiên, Giáo Lý đưa ra điều kiện cẩn thận về việc cho phép này chống lại sự lạm dụng: “Các tín hữu phải đảm bảo rằng những lý do chính đáng [nghỉ làm việc] không dẫn đến những thói quen gây tổn hại đến tôn giáo, đời sống gia đình và sức khỏe.” (GLCG, số 2185)

Điều rất quan trọng là không chỉ Điều Răn Thứ Ba cấm lao động không cần thiết, và cũng ra lệnh “thờ phượng Thiên Chúa, niềm vui thích hợp trong Ngày của Chúa, thực hiện các việc bác ái, và sự thư giãn thích hợp của tâm trí và thể xác,” được thực hiện bằng cách ngừng làm việc. (Giáo Lý, số 2185)

Tuy nhiên, có nhiều cách mà những thú vui và thời gian nghỉ ngơi của ngày Chúa Nhật có thể không phù hợp hoặc quá mức. Ngày Chúa Nhật, chắc chắn chúng ta có thể xem và tham gia các môn thể thao cũng như các hoạt động giải trí khác, chẳng hạn như tham gia các chuyến du ngoạn và tham dự các sự kiện xã hội. Tuy nhiên, vào thời điểm nào và bằng cách nào, những thú vui này có thể cản trở hoặc làm giảm đi tinh thần sùng kính của Ngày Thánh? Trận bóng đá thứ hai trên truyền hình có thay thế được Kinh Mân Côi của gia đình hay không? Tuy nhiên, liệu một bộ phim có vẻ vô thưởng vô phạt lại ca ngợi những giá trị thuần túy thế tục hoặc bôi nhọ một cách tinh vi các giá trị của Đức Kitô thay thế việc đọc Kinh Thánh và lặng lẽ suy ngẫm hay không?

Chúa Giêsu nói: “Ngày sabát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sabát.” (Mc 2:27) Vì vậy, chúng ta không nên biến ngày sabát thành ngày của sự khổ hạnh hoặc sự quan phòng đầy yêu thương của Chúa Cha cho sự an lành của chúng ta thành sự thử thách trừng phạt, nhưng chúng ta cũng không nên dành những ngày Chúa Nhật cho sự nuông chiều quá mức hoặc chủ yếu là trần tục, nếu không muốn nói là tục tĩu.

Cách đây gần hai thế kỷ, Đức Mẹ đã đến một ngôi làng nhỏ bé ở Pháp trên dãy núi Alps để nói với chúng ta – trong nước mắt ngày ấy và bây giờ – về điều có tầm quan trọng nhất: “Hãy nhớ ngày sabát, để giữ ngày đó là ngày thánh.” Chúng ta hãy ghi nhớ lời khẩn thiết của Mẹ Thiên Chúa, hãy tuân theo Điều Răn Thứ Ba của Ngài để Mẹ có thể giữ cho cánh tay nặng nề của Con Mẹ khỏi sự trừng phạt dứt khoát vì tội lỗi nặng nề… trong thời điểm quyết định này.

Abraham Lincoln (1809-1865, Tổng Thống thứ 16 của Hoa Kỳ) nhận định: “Khi chúng ta gìn giữ hoặc phá bỏ ngày Sabát, chúng ta cứu vớt hoặc cố ý đánh mất niềm hy vọng tốt đẹp cuối cùng mà nhờ đó con người có thể trỗi dậy.”

ALFRED HANLEY

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*