Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

CHÚA NHẬT LỄ CHÚA HIỂN LINH

Họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hêrôđê nữa” (Mt 2, 12a )

NHỮNG HÊRÔĐÊ THỜI ĐẠI

Con Thiên Chúa đã làm người và ở giữa chúng ta. Điều mà các tiên tri, các tổ phụ xưa loan báo nay thành hiện thực. Khi Hài Nhi Giêsu sinh ra, được các sứ thần loan tin: hôm nay tôi báo cho anh em một Tin mừng trọng đại, Một Hài Nhi đã sinh ra cho chúng ta, Ngài là Đức Giêsu, Ngài là Đức Chúa. Trong khung cảnh ấy, triều thần thiên quốc hợp với mục đồng và vạn vật hô vang: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.

Vâng, bình an chỉ có khi con người mở lòng ra với Chúa, khi con người khiêm tốn nhận ra sự mỏng dòn của mình để tín thác cuộc đời nơi Thiên Chúa quyền năng.

Hài Nhi Giêsu được mệnh danh là Hoàng tử thái bình được ban cho nhân loại; đáng lý ra, nhân loại phải vui mừng, vì đây là tặng phẩm thần linh. Thế nhưng, khi vừa nghe tin ấy thì Hêrôđê bối rối và cả thành Giêrusalem cũng xôn xao (x. Mt 2,3). Tại sao một ông vua đầy quyền lực lại bối rối trước tin một con trẻ xuất hiện? Tại sao bên cạnh ông có biết bao nhà chuyên môn, nhưng lại không biết gì về sự xuất hiện của Hài Nhi Giêsu cho đến khi các đạo sĩ hỏi thăm?

Bình an không phải là cái gì bên ngoài gắn vào ta, song từ chính nội tâm con người phát xuất ra. Vua Hêrôđê bối rối vì ông ích kỷ và tàn bạo, vì ông đã chống lại việc Thiên Chúa tỏ mình ra dưới hình dáng một trẻ thơ. Ông sợ sự xuất hiện của con trẻ sẽ đe dọa vương triều của ông. Chính sự ích kỷ và nham hiểm đã đẩy ông đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Ông tưởng rằng chỉ cần biện pháp điều tra, âm mưu bạo lực là đủ bẻ gẫy được dự định của Thiên Chúa quan phòng; nhưng ông sẽ bị các đạo sĩ chơi xỏ, bị Thiên Chúa vạch trần âm mưu và rồi bị loại ra khỏi lịch sử. Ông không thể ngăn cản được Chúa Giêsu chiến thắng và hiển trị.

Thời xưa là như thế, nhưng hôm nay cũng chẳng khá hơn, vẫn còn những Hêrôđê thời đại, khi mà con người không còn tin vào Thiên Chúa nữa, hay Chúa tránh qua một bên để tôi làm việc. Khi mà mọi thứ được đo bằng nấc thang của tiền bạc, thì các giá trị bị đảo lộn. Cái nguy hiểm là nó không chỉ ảnh hưởng trên một cá nhân hay một nhóm nào đó, song ảnh hưởng trên toàn xã hội, đến tất cả những ai bị chi phối bởi ý thức hệ này.

Tiếp đến là các nhà chức trách quốc gia. Họ hô vang khẩu hiệu kế hoạch hóa gia đình để hạn chế sinh sản, trong khi đáng lý phải đề cao sinh sản có trách nhiệm và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các gia đình. Họ nhân danh sự sống để tiêu diệt sự sống. Họ tuyên bố bằng luật pháp và bằng các biện pháp chế tài nếu ai vi phạm chính sách dân số. Và để thực thi triệt để chính sách này, họ thông qua đạo luật cho phép phá thai. Như thế, một cách phũ phàng họ đã chà đạp nên quyền sống của con người, mà tệ hại hơn là của các thai nhi vô tội. Điều này đi ngược lại với quyền cơ bản nhất của con người là quyền được sống (Tuyên ngôn nhân quyền).

Và cuối cùng bởi chính lòng người ích kỷ hẹp hòi, con người đề cao tự do luyến ái, tự do tính dục, bất chấp luân lý và truyền thống. Hàng năm, ước tính có khoảng 46 triệu ca phá thai được thực hiện trên thế giới. Tình trạng mang thai và nạo phá thai nơi lứa tuổi vị thành niên ở Sài gòn, vấn đề nạo phá thai của thanh thiếu niên tại Việt Nam có khuynh hướng ngày một tăng cao, con số nạo phá thai hàng năm sấp xỉ với tổng số cháu bé được sinh ra trên toàn quốc. Năm 1997 tổng số sinh là 1.138.607 ca, thì số nạo phá thai là 934.302 ca. Năm 1998 số sanh là 1.101.791 ca, thì số ca nạo phá là 861.353 ca (Báo sức khỏe và đời sống, số 75). Riêng bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm có trên 40.000 ca nạo phá thai. Những năm gần đây, người ta ước tính mỗi năm có khoảng 3 triệu thai nhi bị trục xuất ra khỏi lòng mẹ. Liên hợp quốc cũng đã cảnh báo và xếp nước ta vào một trong 5 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới. Quan hệ tình dục và nạo phá thai của tuổi thanh thiếu niên trở thành vấn đề xã hội lớn nếu không muốn nói là nghiêm trọng; đó là vấn đề nhân cách của cả thế hệ trẻ, đó là vấn đề sức khỏe lâu dài của cộng đồng; đó còn là sự rạn nứt trong các mối tương quan gia đình và xã hội.

Dù cho hoàn cảnh có bi đát thế nào đi nữa, chúng ta cũng không được thất vọng. Vì tin rằng, Tình yêu Thiên Chúa sẽ chiến thắng tất cả. Đó là niềm xác tín và hy vọng của chúng ta.

Tâm hồn con người khát mong một thế giới nơi tình yêu ngự trị, nơi các ân huệ được chia sẻ, nơi sự hiệp nhất được xây dựng, nơi sự tự do tìm thấy ý nghĩa của nó trong chân lý, và là nơi mà căn tính của mỗi người được thể hiện trong sự hiệp thông và tôn trọng. (ĐTC. Bênêđitô 16 – Sứ điệp ngày thế giới truyền thông năm 2009).

Để kết luận cho bài viết này, chúng tôi xin gởi đến Quý vị đoạn thơ nói lên nỗi lòng thai nhi.

TÂM TÌNH THAI NHI


Hài Nhi ơi, xưa Ngài đã nhập thể
Trong lòng Mẹ rất diễm trinh
Ngài sinh ra trong cảnh cơ hàn
Nhưng dù sao Ngài còn có quyền sống
Dẫu có phải lao đao nơi xứ lạ
Để trốn tránh bạo vương Hêrôđê.

Nay bạo vương ấy không còn nữa
Nhưng con khổ hơn Hài Nhi thủa trước
Bị đe dọa khi mẹ mới hoài thai
Bởi bàn tay dã tâm và con tim lạnh giá
Của những người bác sĩ, “lương y”
Họ dùng kìm dùng kéo hại con
Cắt con ra thành nhiều mảnh đau thương
Dẫu con đây một hài nhi vô tội.


Bởi mẹ con chẳng còn thương con nữa
Bởi người cha chỉ muốn tìm vui thú
Khép cửa lòng phủ bụi bám bờ vai
Bởi xã hội đầy những nhiễu nhương
Họ đồng lõa và cho phép giết con.
Ôi Giêsu, Ngài có kinh tởm
Khi lòng người thành lang sói hay không.

Nguyễn Lê

Có 20 phản hồi cho bài viết: CHÚA NHẬT LỄ CHÚA HIỂN LINH

  • Nguyên Thiên Thạch

    BÀI VIẾT ĐẦY LÒNG NHÂN ÁI VÀ QUAN TÂM ĐẾN THỜI ĐẠI HÔM NAY. NHƯNG LÀM SAO ĐỂ CÁC HÊRÔĐÊ THỜI ĐẠI ĐỌC ĐƯỢC VÀ HIỂU MÌNH PHẢI LÀM GÌ? CÓ LẼ CHÚNG TA CHỦ YẾU CÒN LỜI CẦU NGUYỆN!

  • Ngọc Lan

    Nhạc sỹ nguyên dũng ơi:TÂM TÌNH THAI NHI với câu mở đầu là (Hài Nhi ơi, xưa Ngài đã nhập thể). bản thân chữ Hài nhi, đã là sự nhập thể của Ngôi 2 rùj. nên không thể kêu cầu Hài Nhi ơi, xưa ngài đã nhập thể được. có thể sửa là Lạy Ngôi Hai, Ngôi Lời đã Nhập Thể. (sự nhập thể là sự liên tục, nay ta mừng lễ Gsinh cũng là sự NT của Chúa vậy, đâu phải xưa Chúa mới NT đâu).

  • Ngọc Lan mến,
    Mong bạn đợi tác giả phản hồi nhé!

  • Vũ Ân

    Ngọc Lan rất thân mến. Vũ Ân rất đồng ý với lời gop ý của Ngọc Lan. Có thể sửa như Ngoc Lan đã sửa (Lạy Ngôi Hai, Ngôi Lời đã Nhập Thể”, hay sửa như thế này cũng hay hơn nè đỡ lặp từ “Lạy Ngôi Hai, Ngài đã Nhâp Thể”. Nhưng để như tác giả cũng không sao đâu, vì chỉ là một câu gọi thân thương đó mà. chẳng hạn người mẹ có thể gọi con “hài nhi oi, con đươc sinh ra trên đời…”, hi, nói vậy, nghĩa vậy mà lại hiểu khác chứ. rất tiếc, Việt Nam mình chưa có hàn lâm viện về ngôn ngữ, nên dùng từ cũng thấy khó ghê. Cám ơn Ngoc Lan nhiều.

  • Ngọc Lan

    Vủ Ân nè! Ngọc Lan rất đồng ý với câu của Vủ Ân : “Hài nhi ơi con được sinh ra đời”, đó là ngôn ngữ việt nam người mẹ gọi con. Nhưng đây không phải như vậy VÂ. ạ: Nhập Thể là ngôn ngữ của Thần học. Như Ngọc Lan, tuy chỉ là một công dân Tin Lành thôi, tập hát chút chút ở nhà thờ; nhưng Ngọc Lan đã được bồi dưởng về Kinh Thánh ở nhửng học viện lớn như Tp. HCM và đi ra cả Hnội nửa. Mà theo quy tắc của Thần học, dùng từ phải đúng, không thôi rất dể gây ngộ nhận và sai nặng về tín lý Thần học đó. ok? Thần học kinh viện không ai gọi: Hài nhi Nhập Thể hết chơn. Chúa Con Nhập Thể, Ngôi Hai Nhập Thể, Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa Nhập Thể làm người thì được. Vủ Ân có thể đọc cuốn Thần học căn bản của các tác giả Mục sư Tin lành và nhửng linh mục Công giáo. ok?

  • Vũ Ân

    Cám ơn Ngọc Lan nhiều. Trong Chúa Chúng ta, mong Ngoc Lan có nhiều gop ý để cùng giúp nhau “mỗi ngày nên trọn lành như Cha chúng ta trên trời là Đấng trọn lành. Thân

  • Ngọc Lan

    Nhạc sỷ Nguyên Dũng thân mến! cháu là một tín hữu Tin lành, nhưng nhửng bài viết về Chúa Christ của bài ca mới cháu rất yêu quý. Bởi vì chúng ta cùng tuyên xưng một Chúa mà thôi. Cháu muốn gửi bài, không phải để truyền bá đạo của cháu với chú hay với bài ca mới. Cháu chỉ muốn chúng ta là công dân một nước, cùng một Cha trên trời, nhửng gì là Điều răn Chúa dạy, mọi người phải noi theo. Ngày mai là Ngày lể Kính Danh Thánh Chúa, cháu có một bài viết về ngày lể này. Mong được chie sẻ trên trang bà ca mới.

  • Nguyên Thiên Thạch

    Lý luận của bạn Ngọc Lan rất đúng đối với các nhà thần học có tên tuổi! Thần học thì có thể biến đổi và ai cũng có thể làm thần học dù không nổi danh. Tuy nhiên đây là một tâm tình của thai nhi với Chúa Hài Đồng. Chính vì vậy “Ngài” ở đây là đại từ thay thế cho cà Hài Nhi và dĩ nhiên là cũng thay thế cho cả Ngôi Lời. Không lẽ lại viết “Hài Nhi ơi, xưa Ngôi Lời đã nhập thể…” Nếu viết như vậy thì cứ như là nói với Hài Nhi về người thứ 3 mà lại không xem Hài Nhi chính là Ngôi Lời và vô tình lại xem Giêsu Hài Đồng có 2 bản tính chẳng có gì mật thiết làm 1 với nhau.
    Trên đây là chút ít chia sẻ. Có bạn nào đóng góp ý kiến sáng hơn cho mình học hỏi thêm. Nhưng mình vẫn thấy chủ yếu còn lời cầu nguyện cho sự sống. Bàn tán thần học nhiều mà quên cầu nguyện thì không tốt hoàn toàn!

  • Ngọc Lan

    Ai cũng có thể làm thần học,đúng, nhưng thần học đó có trong khuôn khổ và sự cho phép của Giáo Hội hay không lại là một vấn đề rất…rất… xa các bạn ạ! Phan Đình Cho là một nhà thần học Công giáo vĩ đại, nhưng trên hai mươi luận đề của ông đang bị giáo hội, đặc biệt Đức Bênêđíc cấm “lưu hành” vì nó đi quá xa. Ngọc lan chỉ muốn làm sáng tỏ một vấn đề thôi, nếu tác giả Nguyễn Lê không đồng ý thì cứ giữ như vậy ạ. ý của Ngọc Lan là: xin chỉ nói rõ một lần nữa: bản chất Danh Từ Hài Nhi đã là tên gọi của Chúa Nhập thể rồi (hài nhi là gì? là một bé thơ mà bé thơ thì đã là con người rồi), nên gọi Hài Nhi Nhập Thể thì không ổn. Thêm 1 chút nữa với chú Nguyên Thiên Thạch hen: (xin lỗi chú trước ạ): những thần học gia nổi tiếng thế giới, vậy mà còn rất nhiều câu nhiều chữ “Phạm qui”, nên những cụm từ, những ý tưởng quá mới, chưa ai dùng thì chúng ta phải hết sức dè dặt. Nói chung, cháu rất đồng ý với chú Thạch: Thần học là gì? giúp chúng ta cầu nguyện. Kính chúc mọi người cùng nhau sốt sắng cầu nguyện với Đấng Chrits.

  • Jonh Vũ

    John Vũ đồng ý với ý của Thiên Thạch, nhưng cũng đồng ý với Ngọc Lan. Điều mà qua những góp ý này, John Vũ nhận thấy một điều này, mặc dù là người anh chị em Tin Lành, nhưng những chia sẻ chân tình của Ngọc Lan, nhận thấy Ngọc Lan “rất hiểu biết và yêu mến Giáo hội Công Giáo”. Tạ ơn Chúa trong Đức Kitô, Chúa chúng ta, vì Ngài vẫn tha thiết cầu xin với CHúa Cha “Xin cho họ hoàn toàn nên một”. hiệp thông cầu nguyện cho nhau.

  • Nguyên Thiên Thạch

    Oh!
    “Hài Nhi” viết hoa là Thiên Chúa đấy. Và Ngài cũng là Thiên Chúa luôn. Chung quy, xin đừng đưa “hài nhi” viết thường vào, sẽ khiến gây ra phần Thiên Chúa và phần con người không kết hiệp mật thiết thành 1 Hài Nhi. Tác giả viết “Hài Nhi” chữ hoa là có chủ ý rồi.
    Đọc lại lịch sử Giáo Hội, các thần học gia bị đưa đi đày sau đó lại được mời về là việc bình thường. Vì vậy, thần học thì biến đổi nhưng chân lý thì có một thôi. Mà chân lý ở đâu? Dạ thưa, quyền cầm buộc và tháo cởi của Giáo Hội để thích nghi với từng giai đoạn lịch sử khác nhau cho đến tận thế. Quyền này đã được Chúa Giêsu cho Giáo Hội.

  • Hồng Phúc

    Xin hỏi anh Nguyễn Thiên Thạch có học Luật không vậy? sao mà lập luận chắc quá!
    HP

  • Ngọc Lan

    Và cũng có những thần học gia bị đày đi luôn nữa ạ. Nếu muốn trở về thì phải đọc kinh Tin Kính ạ, thưa chú!

  • phương nhật linh

    mình nghĩ rằng ai cũng đúng cả và ai cũng sai cả!
    vì lẽ chân lý thì không ai nắm một cách trọn hảo, chúng ta chỉ là nhưng thay bói xem voi thôi. lại nữa, từ ngữ của con người thì quá hạn hẹp để diễn tả một chân lý thì tôi e răng …. tuy nhiên, không phải nói như thế là chúng ta không được phép nói về những chân lý cao siêu. tôi nghĩ rằng: nếu mà nghĩ, viết cho riêng mình thì sao cũng được miễn là đừng mất đức tin, ngược lại nếu nói hay viết cho người khác đọc thì… phải xem lại câu chữ, thậm chí cả tư tưởng nữa để người khác không hiểu lầm ý của mình.
    mấy lời xin chia sẻ với mọi người(PNL)

  • Hồng Trầm

    Hài Nhi ơi , xưa Ngài đã nhập thể cho đến hết bài thơ là một lời trần tình của một thai nhi với Hài Nhi Giêsu.Mình đồng tình với Nguyễn Thiên Thạch , Hài Nhi ở đây là con Trời làm Người , có hai bản tính : Thiên Chúa và con người.
    Trong cách hành văn của tác giả Nguyễn Lê , tác giả dùng dấu phẩy sau từ Hài Nhi và tiếp theo là từ ” xưa ” , vâng, xưa Ngài đã nhập thể , đã khẳng định một cung cách đối thoại,kể lại với Chúa câu chuyện năm xưa ,vậy thì cũng ổn thôi mà.
    Chúa là bạn đường của chúng ta,khi ta nói chuyện với Chúa , ta vẫn có thể nói : Anh Giêsu ơi . . .và Chúa mỉm cười khi nghe ta nói thế vì Ngài rất gần , rất thân thiết với chúng ta.

  • Hoàng vũ duy Linh

    Anh Nguyên Thiên Thạch ơi! Chúa Hài Nhi là Thiên Chúa Nhập Thể làm người đúng không anh? Nhưng anh lại nói: “phần Thiên Chúa và phần con người không kết hiệp mật thiết thành 1 Hài Nhi”. Vậy Hài Nhi chỉ là phần Chúa, không có phần người sao? Trong khi chân lý Giáo hội dạy ta: Chúa Giêsu có hai bản tính: Thiên Chúa và con người.

  • Nguyên Thiên Thạch

    Xin Hoàng Vũ Duy Linh đọc lại lời góp ý của mình “xin đừng đưa hài nhi viết thường …” Mình thấy bạn có xu hướng góp ý giống mình đó! Cám ơn các bạn! Cũng phải có diễn đàn mới hào hứng chứ!

  • Lưu Hùng

    Tôi xin theo Nguyên Thiên Thạch. Anh Duy Linh hiểu lầm ý của Nguyên Thiên Thạch rồi!
    Để được làm thần học gia và để đến độ phải đi đầy thì người đó cũng phải có cái đầu không đơn gian. Hơn nữa có nhiều thần học gia bị đi đầy nhưng vẫn trung thành trọn đời với Giáo Hội. Có khi Giáo Hội thấy tư tưởng của ngài đúng thì ngài lại qua đời rồi. Họ đúng là những thần học gia chân chính và trung thành với Giáo Hội. Chúa sẽ thưởng công cho họ.

    Lưu Hùng

  • Vũ Ân

    Người tài gỏi thánh thiện ở chỗ họ biết khiêm nhường và vâng lời sự chỉ dạy của Giáo Hội, nhận ra thánh ý Chúa qua Giáo Hội, cần nhẫn nại và hy vọng, tin tưởng vào Thánh Thần hằng hiện diện à hướng dẫn Giáo Hội, đến thời đến buổi, đúng lúc đúng nơi Chúa sẽ thực hiện điều Ngài muốn. Và như vậy họ mới là Thánh. Nếu trong lịch sử Giáo hội có nhiều nhà thần học lừng danh, họ vừa có tài lại có đức luôn vâng nghe theo Giáo huấn của Hội thánh, thì cũng có rất nhiều vị, vỉ thiếu khiêm tốn, không đủ nhẫn nại và tin vào quyền năng Chúa, đã tự ý làm theo ý mình để lại những hậu quả đáng tiếc. Nên điều thật quan trong là luôn luôn khiêm tốn, vâng lời sự hướng dẫn của Hội thánh.

  • Giuse Nguyễn Phong Phú

    Mình là tác giả bài viết này. Cảm ơn, cảm ơn thật nhiều vì các bạn đã quan tâm đến bài viết và gởi những lời bình luận cực hay. Điều này chứng tỏ các bạn cũng là ‘những thần học gia’ rồi. Mình xin lỗi, vì bận quá nên nay mới ghé lại bài viết.
    Xin cám ơn những lời nhận xét trên. Xin Thiên Chúa chúc lành cho các bạn. Xin Chúa Thánh Thần giúp chúng ta khiêm tốn đi tìm chân lý.
    Mình viết những gì mình xác tín, không phải sửa đâu. Đây còn là sự nhói đau của con tim mình khi nghĩ đến các thai nhi bị trục xuất và tương lai đầy đen tối của các bạn trẻ. Đau lắm, hằng ngày mình cầu nguyện cho họ đấy.
    Cám ơn là thế, nhưng không hẳn là không có nỗi buồn. Buồn vì qua văn phong của một số bạn nhất là bạn Ngọc Lan cho thấy bạn không phải thực sự đi tìm chân lý nhưng “vạch lá tìm sâu” và có phần khoe khoang kiến thức của mình.(tuy chỉ là một công dân Tin Lành thôi, tập hát chút chút ở nhà thờ; nhưng Ngọc Lan đã được bồi dưởng về Kinh Thánh ở nhửng học viện lớn như Tp. HCM và đi ra cả Hnội nửa). Hơn nữa, dấu hỏi và dẫu ngã bạn chưa phân biệt được!!
    Bạn Ngọc Lan thân mến, mình rất phục bạn vì bạn chịu khó đọc và học Kinh Thánh, điều đó tốt lắm và chắc chắn bạn còn có khả năng chú giải Kinh Thánh vì được Chúa Thánh Thần trực tiếp linh hứng!!
    Điều cuối cùng mình mong ước qua bài viết này là, thay vì chúng ta mất thời gian tranh tụng với nhau, thì, có phải hay hơn nếu bạn và tôi quỳ xuống và cùng cầu nguyện cho các thai nhi và cho các bạn trẻ. Tôi hứa với các bạn là tôi vẫn cầu nguyện cho các bạn đấy.
    Kính chúc mọi người tận hưởng Mùa Xuân An Vui – Thái Bình và sống trong Ân sủng dạt dào của Thiên Chúa.
    Rất thân mến.
    Tác giả: Giuse Nguyễn Phong Phú.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*