Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

NGƯỜI KI-TÔ HỮU TRONG SỨ MẠNG BẢO TỐN TRÁI ĐẤT “NGÔI NHÀ CHUNG”

PM. Cao Huy Hoàng

https://www.youtube.com/watch?v=CtwYlIA1QEE&t=2s

“HƯỚNG VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT”

Ngày 22 tháng 4 năm 2024

Giu-se Đào văn Định, BSW & Religious Study

LờI Chúa

Trời vui lên, đất hãy nhảy mừng,

Biển gầm vang cùng muôn hải vật,

ruộng đồng cùng hoa trái nào hoan hỉ.

Hỡi cây cối rừng xanh,

Hãy reo mừng trước tôn nhan Chúa,

(Tv 96,11-12)

Dẫn Nhập: Hôm nay chúng ta mừng kỷ niệm “ NGÀY TRÁI ĐẤT” nhằm thức tỉnh lòng biết ơn và tôn vinh Thiên Chúa là Đấng sáng tạo muôn vàn loài thụ tạo với sự sống và vẻ đẹp mà Chúa đã đặt vào trong từng sự vật hiện diện trong vũ trụ. Sách Sáng Thế họa lại bức họa vĩ đại, từ chỗ uông mang hư vô (St 1,1-28), Thiên Chúa cho xuất hiện tất cả mọi thứ, và đã có một vũ trụ phong phú và xinh đẹp.

I. SÁNG TẠO VÀ LỊCH SỬ. [2]

Sáng tạo vạn vật là công trình của Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, Đấng chỉ dùng lời đơn thuần mà dựng nên mọi sự và đặt mọi sự vào đúng chỗ (Tv 148,5). Và công trình đó đạt đến tuyệt đỉnh trong việc tạo dựng con người theo hình ảnh của Thiên Chúa. Tác giả sách Sáng Thế cũng mô tả con người được tạo dựng để sống hạnh phúc, với muôn thú và thiên nhiên và với một người bạn đời là bản ngã thứ hai của mình. Chỉ vì tội lỗi mà đời sống con người rối loạn và phải chuốc lấy lời chúc dữ vào một thế giới vốn tốt lành từ ban đầu (St 2,4-25).

Giáo lý về Thiên Chúa sáng tạo của Giáo Hội Công giáo [1] không những có ý nghĩa trọng yếu mà còn được kiện toàn nữa. Di sản Cựu Ước, khi dùng Lời để sáng tạo, Thiên Chúa đã khiến hư vô trở nên hiện hữu (Rm 4,17), Ngài đã sáng tạo tất cả những gì trong vũ trụ (Kh 10,6). Tất cả mọi sự đều hiện hữu bởi Ngài và cho Ngài (1 Cr 8, 9; Rm 11.36; Cl 1,16, Dt 2,10). Bởi thế mọi tạo vật đều tốt lành: tất cả những gì thuộc về Thiên Chúa đều trong sạch (1 Cr 10.,25; Cl 2,20). Do đó các định luật trong qui luật thiên nhiên cũng phải được con người kính trọng. Nơi người Ki-tô hữu giáo lý đó cũng nẫy nở thành lời ca tụng: “Lạy Chúa, Ngài là Đấng tạo thành trời đất với biển khơi cùng muôn loài trong đó” (Cv 4,24), và làm nền tảng cho lời ca tụng và tôn vinh Thiên Chúa.

II. CUỘC SÁNG TẠO MỚI TRONG ĐỨC KI-TÔ

Sách Kinh Thánh Cựu Ước giải thích mặc khải vị Thiên Chúa sáng tạo mà Is-ra-el đã biết, giờ đây được mặc khải như là Cha của Đức Giê-su Ki-tô. Liên kết chặt chẽ với Chúa Cha trong hoạt động sáng tạo: ”Nhưng đối với chúng ta, chỉ có một Thiên Chúa là Cha, Đấng tạo thành vạn vật và là cùng đích của chúng ta; và cũng chỉ có một Chúa là Đức Giê-su Ki-tô, nhờ Người mà vạn vật được tạo thành, và nhờ Người mà chúng ta được hiện hữu.” 1 Cr 8,5) Như thế giáo lý về sáng tạo đạt được điểm hoàn tất trong sự chiêm ngưỡng “Chúa Giê-su -Ki-tô, Con Thiên Chúa, nhờ đó ta nhận biết Ngài là Đấng tác tạo, khuôn mẫu và cứu cánh mọi sự” (Cl 1,16; Dt 1,3; Ga 1, 1t. 14).

Vì vậy, con người nhận thức dược tấn bi kịch do tội lỗi của chính mình gây ra làm cho vũ trụ này tan vỡ và biến mất. (1Cr 7,.31; Dt 1,11; Kh 6, 12; 20,11), và trong Đức Ki-tô một cuộc sáng tạo mới được khai mở. Trước tiên điều đó xảy ra nơi người đón nhận Tin Mừng và nhận Bí tích Thanh Tẩy để trở nên một con người mới. Điều này cũng xảy ra nơi vũ trụ, bởi vì ý định Thiên Chúa là gồm tóm vạn vật, qui tụ muôn loài dưới quyền một thủ lãnh là Đức Ki-tô (Ep 1,10).

Như thế khi đề cập vai trò của Đức Ki-tô đối với thế giới, các tác giả Kinh Thánh đã chuyển từ hành động của Thiên Chúa trong công cuộc sáng tạo nguyên thủy sang hành động của Ngài trong việc tái tạo cánh chung thật là kỳ diệu. Sáng tạo và Cứu chuộc gặp gỡ nhau. Thánh Phao-lô nói trong thư gửi Ê-phê-sô: “Thật thế, chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Đức Giê-su Ki-tô, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta.” ( Ep 2,10).

III. THÔNG ĐIỆP” LAUDATO SI” BẢO VỆ NGÔI NHÀ CHUNG [3]

Hôm nay, hiệp thông cùng toàn thể Giáo Hội và cộng đồng nhân loại mừng kỷ niệm “Ngày Trái Đất”, đây là cơ hôi để tất cả Ki-tô hữu suy niệm công trình sáng tạo và cứu chuộc của Thiên Chúa được Giáo Hội công bố trong thông điệp” Laudato Si” của ĐTC Phan-xi-cô. Ngài tha thiết mời gọi Ki-tô hữu hãy dành thời gian để hồi tâm và cam kết. [4] Điều ĐTC mong ước là chúng ta hãy trở thành “một người tốt “cộng tác với Thiên Chúa để hành động, nhằm mở ra một con đường cứu rỗi, là con đường hy vọng. ngỏ hầu giúp khôi phục sự hài hòa trong nhip điệu sáng tạo mà phối hợp thành một bản” giao hưởng thiên nhiên” qui về Thiên Chúa, để ca tụng, ngợi khen và cảm tạ Người. (Tv 96. 11-12).

Việc cử hành “Ngày Trái Đất” là cơ hội để nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ mội trường, nhận thức vai trò và trách nhiệm chăm sóc ngôi nhà chung của nhân loại mà Đức Thánh Cha Phan-xi-cô kêu gọi. Tất cả Ki-tô hữu cần có những hành động cụ thể để thực hiện thông điệp “Laudato SI” trong cuộc sống đời thường, như một chương trình loan báo Tin Mừng cho mọi người.

1. Các gia đình cần thay đổi não trạng vô cảm về trái đất và cần có ý thức thiêng liêng đối với trái đất vì nó không chỉ là nhà của chúng ta, mà còn là nhà của Thiên Chúa, vì chính Chúa Giê-su đã nhập thể làm người và sống ở trên trần gian này.

2. Các gia đình nên động viên và khích lệ mọi người thực hiện các bước để giúp duy trì và cải thiện môi trường như trồng cây, đi bộ, dùng phương tiện công cộng hay đi xe đạp đi làm, và xử dụng năng lượng tái tạo ở nhà và nơi làm việc hoặc tham gia vào mạng lưới bảo tồn môi trường thiên và bảo vệ sinh thái”.

3. Các gia đình cần góp phần giáo dục sinh thái và tâm linh cho cá nhân, gia đình, giới trẻ, và cộng đồng. Hãy kêu gọi mọi người xử dụng đồ tái chế đúng cách, thải rác đúng cách, để dẫn đến một sự hoán cải sinh thái tinh thần sâu sắc hơn, qua đó người Ki-tô hữu nhận thức được những giá trị cao quí, chỗ đứng riêng biệt, tương tác của tất cả các loài thụ tạo trong ngôi nhà chung trái đất.

4. Đây là cơ hội để các gia đình xin ơn Chúa tha thứ và biết hoán cải về tội vô cảm, vô trách nhiệm, vô ý thức về tội gây ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên của các nước nghèo và nguồn lương thực của nguời nghèo, săn bắt các loài động vật hoang dã vì mục đích thương mại và thống trị. Và nguy hại hơn nữa là phá hủy môi trường sinh thái gây bệnh tật và tử vong cho con người, cây cối và động vật trên hành tinh của chúng ta.

5. Ước gì, từ việc làm sạch môi trường sống, để được sống khoẻ sống vui ở đời này, các gia đình cũng sẽ làm sạch tâm hồn mình khỏi những ô uế, bẩn thỉu, tội lỗi, để xứng đáng là đền thờ của Thiên Chúa ngự trị.

Tham Khảo

[1] Catechism of the Catholic Church, second edition. Sáng tạo: công trình của Chúa Ba Ngôi – Trong sự tuyên tín Chúa Thánh Thần là Đấng Ban Sự Sống – Genesis No 120 cf. 289, 337,335

[2] Điển Ngữ Thần Học Thánh Kinh. Sáng Tạo, p.370-380. Giáo Hoàng Học Viện St. Pi-ô X. Đà-Lạt- Việt Nam

[3]. Encyclical Letter Laudato SI- From Pope Francis on Care of Common Home

[4] St, Francis/Laudato Si Pledge:” I plege to pray, live, and advocate Laudato si.” –“Tôi cam kết cầu nguyện, sống và tán thành thông điệp”Laudato Si”.”

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*