Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

KẾT HỢP HOÀN HẢO

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Tình yêu, đau khổ và cái chết có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để hiểu được tình yêu, người ta phải biết hy sinh và do đó phải làm quen với đau khổ. Chúa Giêsu đã làm gương về mối quan hệ này bằng cách hy sinh chính mình trên Thập Giá vì chúng ta. Tất cả chúng ta đều trải nghiệm điều này trong các mối quan hệ giữa con người với nhau. Chẳng hạn, vợ chồng hy sinh vì lợi ích của nhau, cha mẹ sẵn sàng mất ngủ vì con cái, và những người bạn thân nhất của chúng ta sẽ bỏ dở mọi việc họ đang làm để ra phi trường đón chúng ta. Đây là tình yêu đầy ý nghĩa: Tình Yêu Hy Sinh.

Tìm kiếm tình yêu là tìm kiếm Thiên Chúa, và tìm kiếm sự hoàn hảo – theo một nghĩa nào đó. Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài để con người có thể trở nên giống Ngài, hiệp nhất với Ngài và chia sẻ niềm vui vĩnh cửu của Ngài. Ngài thiết lập vũ trụ vì lợi ích của con người, ban cho chúng ta sức mạnh để chia sẻ việc thực hiện kế hoạch của Ngài. (GLCG, 1992, số 299 & 306) Thiên Chúa giao phó cho chúng ta trách nhiệm “làm chủ và thống trị trái đất” trong khi trải qua cả điều tốt và xấu, để chúng ta có thể nhận biết mình muốn sống đời sống Kitô hữu, phấn đấu vì Vương Quốc của Thiên Chúa hoặc sống trong tội lỗi mà không ăn năn, dẫn đến sự xa cách Ngài vĩnh viễn. (GLCG, số 307)

Hơn nữa, nhờ lòng thương xót của Ngài, Thiên Chúa gặp gỡ mỗi người “ở nơi họ ở” và hướng dẫn họ qua luật Ngài để sống theo ý Ngài. Để suy ngẫm về cách Thiên Chúa đem lại điều tốt thậm chí từ điều ác, chúng ta có thể xem xét cách Ngài làm cho luật Ngài trở nên rõ ràng một cách đầy đủ thông qua những hậu quả đau đớn từ những hành động xấu xa của chúng ta – ngay cả đối với những người không có quyền tiếp cận các phiên bản luật pháp bằng văn bản. Khi chúng ta chống lại điều tốt lành mà Thiên Chúa đã hoạch định cho chúng ta, hoặc khi chúng ta lạm dụng nó, chúng ta sẽ gặp phải đau khổ. Theo một cách nào đó, đau khổ có thể là trọng tài cho ý Chúa.

Như tôi đã giải thích trong cuốn “Why All People Suffer” (Tại Sao Mọi Người Đau Khổ, Sophia Press, 1991), có bốn nhiệm vụ của đau khổ dẫn chúng ta từ tội lỗi đến sự cứu rỗi: (1) dạy chúng ta biết yêu bản thân đúng cách bằng cách tạo ra những vòng phản hồi khiến thói xấu khó chịu và dẫn dắt chúng ta đến đức hạnh; (2) tái định hướng tâm hồn về với Thiên Chúa; (3) mở lòng yêu thương người lân cận; và (4) cứu chuộc những người sẵn sàng chịu đau khổ vì lợi ích của người khác. Bằng cách này, một cách nghịch lý là Thiên Chúa sử dụng đau khổ để tăng cường khả năng yêu thương và đưa chúng ta đến cuộc sống vĩnh cửu. Khi nhận ra điều này, chúng ta sẽ nhận biết Thiên Chúa yêu thương chúng ta, và đau khổ không phải là lời nguyền mà là chiếc la bàn giúp chúng ta tìm đường về với Thiên Chúa.

Yêu thương là một đức đối thần được Thiên Chúa truyền vào chúng ta. Yêu thương là khả năng được hình thành khi sử dụng và bị mất đi khi không sử dụng, giống như bất kỳ khả năng nào khác của con người. Đó không phải là một loại hàng hóa bị cạn kiệt khi sử dụng. Những thói quen đạo đức làm tăng thêm tình yêu của chúng ta, và mọi tội lỗi đều là thất bại trong tình yêu. Tuy nhiên, Thiên Chúa ban cho chúng ta món quà hòa giải như một phương tiện để khôi phục tình yêu trọn vẹn đạt được nhờ sự kết hợp bí tích với Thiên Chúa, đó là ví dụ tuyệt vời về sự cân bằng giữa công lý và lòng thương xót của Thiên Chúa.

Sự cân bằng giữa công lý và lòng thương xót của Thiên Chúa rất quan trọng đối với động lực phát triển và tiến bộ tâm linh nơi con người. Nhiều người khó hiểu làm cách nào để Thiên Chúa có thể vừa hoàn toàn công bằng vừa hoàn toàn nhân từ. Họ coi lòng thương xót hoàn hảo của Thiên Chúa là sự hoàn toàn dễ dãi, và sự công bằng hoàn hảo là việc cầm giữ mọi tội lỗi chống lại chúng ta vô thời hạn. Tuy nhiên, hãy xem xét sự tha thứ của Thiên Chúa nếu chúng ta không ăn năn thì không có nhiều quyền lực như thế nào; chúng ta sẽ ít có khả năng thay đổi cách làm của mình và theo một cách nào đó, điều đó sẽ truyền bá sai sót. Tương tự, nếu tội lỗi của chúng ta cứ liên tục chống lại chúng ta, ngay cả sau khi chúng ta đã ăn năn, động lực để ăn năn và sửa đổi đường lối của mình cũng sẽ giảm sút. Thiên Chúa hoàn toàn thương xót bằng cách tha thứ khi chúng ta hòa giải với Ngài qua bí tích, và Ngài hoàn toàn công bằng khi buộc chúng ta phải chịu trách nhiệm về những tội lỗi chưa xưng ra. Sự kết hợp giữa lòng thương xót và công lý này, do Giáo Hội quản lý qua Bí tích Hòa Giải, thể hiện tình yêu mạnh mẽ của Thiên Chúa dành cho chúng ta và đem lại cho chúng ta động lực để lớn lên trong tình yêu thánh thiêng của Ngài, không dung túng tội lỗi cũng như không lên án chúng ta về những lỗi lầm trong quá khứ.

Cái chết cũng dẫn dắt và thúc đẩy chúng ta yêu thương một cách thiêng liêng. Nếu cuộc sống không kết thúc, nó sẽ không cho chúng ta cơ hội được ở với Chúa trên Thiên Đàng, và nếu chúng ta không bị Thiên Chúa công bằng và nhân từ phán xét, động lực hy sinh vì lợi ích của người khác sẽ giảm sút. Con người được thúc đẩy để cải thiện bản thân về mặt đạo đức bởi mục tiêu cuối cùng là đạt được Thiên Đường. Bước đầu tiên để đạt được mục đích này là chết trong tình trạng ân sủng, không mắc tội trọng. Tội trọng là thiếu yêu thương, do không giúp đỡ người khác hoặc tìm cách lợi dụng họ vì lợi ích của mình. Học cách yêu thương là học sống theo ý Chúa.

Tin Mừng Thánh Mátthêu bao gồm ba định nghĩa bổ sung cho nhau về con đường dẫn tới Thiên Đàng, mỗi định nghĩa đều liên quan việc yêu mến Thiên Chúa và người lân cận. Trong Mt 5, Chúa Giêsu ban cho chúng ta Tám Mối Phúc Thật, những đức tính cần thiết để có được sự hòa hợp và hạnh phúc. Trong Mt 19, người thanh niên giàu hỏi Chúa Giêsu làm thế nào để có được sự sống đời đời. Ngài bảo anh ta trước tiên hãy tuân theo Mười Điều Răn, sau đó hãy trao của cải trần thế của mình cho người khác vì lòng yêu mến Thiên Chúa. Cuối cùng, trong Mt 25, Chúa Giêsu kể cho chúng ta dụ ngôn về Cuộc Phán Xét Chung, Ngài dạy rằng yếu tố quyết định sự phán xét trong Cuộc Phán Xét là chúng ta có quan tâm những người nhỏ bé nhất hay không. Nếu trong cuộc sống chúng ta làm theo những cách đó để yêu thương và hòa giải với Thiên Chúa qua bí tích khi chúng ta thất bại, chúng ta sẽ xây dựng được tình yêu, tiền bạc của Thiên Đàng.

Theo Thánh Phaolô, tình yêu không bao giờ thất bại. Tình yêu là khả năng không thể bị đánh cắp và nó là thứ duy nhất bạn mang theo khi chết. Mọi thứ khác sẽ bị mất vào lúc chết, vì vậy tất cả của cải trần thế, quyền lực và danh tiếng tích lũy được nên được sử dụng một cách độ lượng cho những người xung quanh bạn, tích lũy của cải trên trời trước khi chết và nó trở nên vô giá trị đối với bạn. Nhưng tình yêu cũng đòi hỏi sự hy sinh bản thân và điều đó không thể đạt được bằng cách để lại tiền bạc cho các tổ chức từ thiện để nâng cao di sản của bạn giữa những người còn sống. Khi còn sống, phải làm vì lòng yêu mến Chúa thì mới có công đức thiêng liêng. Thiên Chúa yêu thương chúng ta một cách hoàn hảo, với lòng thương xót ban cho chúng ta vô số cơ hội để hòa giải với Ngài và những người lân cận, nhưng Ngài cũng hoàn toàn công bằng nên tình yêu vẫn là hành vi hy sinh của ý chí. Để kết hợp với Chúa trong sự sống vĩnh cửu, chúng ta phải hiến thân vì yêu mến Thiên Chúa.

PAUL CHALOUX

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*