Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

LÁO!

TRẦM THIÊN THU

Anh Đối và anh Thoại vừa uống cà phê vừa nói chuyện đời, hết chuyện này tới chuyện kia, từ Trung Đông tới chiến sự tại Ukraine. Bỗng dưng Đối chuyển đề tài:

– Tao có vấn đề này, không biết mày muốn bàn hay không nữa.

Thoại nói ngay:

– Thì cứ nói. Có gì mà quan trọng hóa vậy?

– Vấn đề xưng hô.

– Thì bình thường thôi. Tùy theo tuổi tác hoặc vai vế mà xưng hô cho phù hợp.

– Biết vậy. Thế mà vẫn bất ổn đấy!

– Cái gì? Nói luôn đi. Úp úp mở mở như xóc đĩa vậy!

Đối vừa sờ cằm vừa nói:

– Nếu nói với đám đông có đủ lứa tuổi, mày xưng mình là gì?

– Là “tôi” vậy thôi.

– Thế thì người ta bảo láo.

– Sao mà láo?

– Vì có những người đáng tuổi cha mẹ mình.

Thoại nhổm người lên, nói lớn:

– Không lẽ xưng là “con” trong khi có những người nhỏ hơn mình hoặc ngang tuổi mình?

– Dĩ nhiên không phải vậy.

– Không xưng “tôi” thì xưng là gì?

– Vấn đề là chỗ đấy.

– Thì tao đã nói là xưng “tôi” mà. Tiếng Việt rắc rối lắm. Kiểu nào người ta cũng chê trách được.

– Mày có cách xưng hô nào “chuẩn” nhất không?

– Với người đời mà còn bảo láo. Vậy mà người ta láo với Chúa hằng ngày đấy.

– Thôi đi mày. Đừng nói quá nha!

– Tao nói thật.

– Thật gì? Mày nói nghe coi!

Thoại ôn tồn:

– Hằng ngày, khi dâng lễ, người ta thú nhận tội lỗi: “Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa và cùng anh chị em…” Tại sao không xưng “con” mà xưng “tôi” chứ? Có phải láo không?

– Không láo. Xưng “tôi” vì còn có người bằng tuổi và nhỏ tuổi hơn mình. Dùng đại từ “tôi” là trung dung.

– Đấy. Nói với Chúa và người ta mà xưng “tôi” thì được. Vậy tại sao nói với người ta, không có Chúa, dù có người lớn hơn và nhỏ hơn mình, tại sao xưng “tôi” thì cho là láo?

Đối cười trừ:

– Tao… chịu thua. Phép vua thua lệ làng, mày ơi!

Thoại gằn giọng:

– Xí! Cứ bày đặt chê Biệt Phái, chúng ta còn chảnh hơn họ nhiều! Ai láo hơn ai?

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*