Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC

VIỄN ĐÔNG (chuyển ngữ từ health.msn.com)

RỐI LOẠN LƯỠNG CỰC LÀ GÌ?
Rối loạn lưỡng cực (RLLC – Bipolar Disorder) là chứng bệnh làm thay đổi tính khí từ rất hăng hái tới trầm cảm nặng, còn gọi là rối loạn trầm cảm cuồng loạn (manic-depressive disorder). Cách này có thể gây ra cách cư xử cực đoan đến nỗi không thể làm đúng chức năng ở chỗ làm, trong gia đình và ngoài xã hội, hoặc trong quan hệ với người khác. Một số người bị RLLC có thể tự tử.
Bị RLLC có thể khiến bạn cảm thấy đơn độc và vô vọng. Nói chuyện với người đã bị RLLC có thể giúp bạn nhận biết mình vẫn còn hy vọng có cuộc sống tốt đẹp hơn. Liệu pháp khả dĩ giúp bạn trở lại bình thường. C ác th ành vi ên gia đ ình th ư ờng c ảm th ấy kh ông ai gi úp đ ỡ khi người thân bị RLLC. Hãy nhờ tư vấn. Liệu pháp cũng khả dĩ giúp đứa con có cha hoặc mẹ bị RLLC.
ĐIỀU GÌ GÂY RA RLLC?
Người ta chưa xác định được nguyên nhân. Có thể do môi trường sống hoặc hoàn cảnh gia đình, cũng có thể do mất cân bằng hoá chất trong não.
TRIỆU CHỨNG THẾ NÀO?
Triệu chứng tùy vào mức thay đổi tính khí. Ở giai đoạn cuồng nhiệt, có thể bạn cảm thấy rất hạnh phúc và hăng hái, cũng có thể cảm thấy không cần ngủ nhiều hoặc rất tự tin. Một số người tiêu xài nhiều tiền hoặc thích mạo hiểm những hoạt động nguy hiểm.
Sau giai đoạn cuồng nhiệt, bạn có thể trở lại bình thường, hoặc tính khí có thể mơ hồ với cảm giác buồn bã, trầm cảm và vô vọng. Khi bị trầm cảm, có thể bạn khó suy nghĩ, khó quyết định, khó nhớ, không hứng thú với điều mà trước đây bạn rất thích, thậm chí có thể nghĩ đến việc tự tử.
RLLC có thể nhẹ hoặc nặng, xảy ra chậm trong vài ngày hoặc vài tuần, cũng có thể xảy ra nhanh trong vài phút hoặc vài giờ. Tính khí thất thường có thể kéo dài vài giờ hoặc vài tháng.
CHẨN ĐOÁN THẾ NÀO?
Khó chẩn đoán. Bác sĩ hoặc nhà trị liệu sẽ hỏi chi tiết các triệu chứng và thời gian. Để chẩn đoán RLLC loại I, phải có ít nhất 3 triệu chứng cuồng loạn và kéo dài 1 tuần. Các triệu chứng có thể là ngủ ít, nói nhiều, cư xử kỳ lạ. Với RLLC loại II, giai đoạn cuồng loạn có thể ít nặng hơn và ngắn hơn. Có thể xét nghiệm nước tiều và máu để chẩn đoán.
ĐIỀU TRỊ BAO LÂU?
Càng chẩn đoán RLLC sớm càng dễ điều trị, cơ may trở lại bình thường mau hơn. Một trong các bước quan trọng để xử lý giai đoạn cuồng nhiệt là nhận ra các triệu chứng để điều trị sớm bằng thuốc hiệu quả. Có nhiều loại thuốc. Cần dùng thử vài thứ thuốc trước khi phát hiện cách kết hợp thuốc hiệu quả nhất.
Đa số bệnh nhân RLLC cần uống loại thuốc làm ổn định tính khí hàng ngày. Thuốc chống tâm thần có thể giúp kiểm soát giai đoạn cuồng loạn. Thuốc chống trầm cảm có thể cẩn thận dùng trong giai đoạn trầm cảm, vì trầm cảm làm một số người chuyển sang giai đoạn cuồng loạn. Nên theo dõi bệnh nhân kỹ lưỡng.
AI BỊ RLLC?
Hơn 3 triệu người Mỹ bị RLLC, chiếm khoảng 1% dân số. Các nước khác cũng có tỷ lệ tương tự. RLLC xảy ra đồng đều ở cả nam lẫn nữ, thường ở độ tuổi 15-24.

[Đăng trên Tạp chí Thanh Niên – Tuổi Trẻ Hạnh Phúc, số ra ngày 16-01-2018]

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*