Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

THÁNH IRÊNÊ – TÂN TIẾN SĨ GIÁO HỘI

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

Trong một bài phát biểu trước một nhóm các thần học gia Công giáo và Chính thống ngày 7-1-2021, ĐGH Phanxicô bày tỏ mong muốn tôn phong Irênê Lyon là Tiến Sĩ Giáo Hội. Và điều đó đã trở thành sự thật ngày 21-1-2022, Thánh Irênê chính thức là Tiến Sĩ thứ 37 của Giáo Hội.

ĐGH Phanxicô giải thích rằng điều này cho thấy Thánh Irênê là một ví dụ về “nhịp cầu tâm linh và thần học.”

Danh xưng Irênê chứa từ “hòa bình.” Chúng ta biết rằng hòa bình của Chúa không phải là hòa bình “thương lượng,” kết quả của các thỏa thuận nhằm bảo vệ lợi ích, mà là hòa bình hòa giải, gắn kết với nhau trong sự hiệp nhất. Đó là sự bình an của Chúa Giêsu. Bởi vì Thánh Phaolô cho biết: “Chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do Thái và dân ngoại, thành một; Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét.” (Ep 2:14)

Thánh Irênê trở thành Tiến Sĩ thứ 37 của Giáo Hội, cùng với bốn vị thánh khác của Pháp là Thánh Bernard Clairvaux, Thánh Hilary Poitiers, Thánh Phanxicô Salê và Thánh Têrêsa Lisieux. Năm 2015, ĐGH Phanxicô đã tuyên dương Thánh Grêgôriô Narek là Tiến Sĩ Giáo Hội.

Thánh Irênê là vị thánh có mối liên hệ rất chặt chẽ với các tông đồ, như Bách Khoa Toàn Thư Công Giáo giải thích: Chắc chắn rằng, khi còn rất trẻ, Thánh Irênê đã từng nhìn thấy và nghe thấy thánh GM Polycarp (mất năm 155) tại Smyrna, là môn đệ của Thánh Gioan, theo cách nào đó, đã làm cho Thánh Irênê thuộc về Thời Đại Các Tông Đồ.

Sự kế thừa này càng cho thấy đức tin của các tông đồ đã được truyền lại như thế nào cho những người khác, những người đã noi gương đức tin và giữ cho đức tin tồn tại trong những năm rất khó khăn.

Mặc dù Thánh Irênê có thể là vị thánh của Giáo Hội sơ khai, nhưng tấm gương của ngài vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay. ĐGH Phanxicô muốn chúng ta tái khám phá cuộc đời của ngài để chúng ta có thể trở thành những nhịp cầu trong xã hội hiện đại của chúng ta ngày nay.

PHILIP KOSLOSKI

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*