Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Vâng Trọn Ý Cha

Ms.Mun

Thứ Sáu Tuần Thánh < Ga 18,1-19,42>

Phụng vụ Chúa Nhật lễ lá và thứ sáu tuần thánh thuật lại cho chúng ta Cuộc Thương Khó Của Đức Giêsu. Nếu chúng ta có giờ để suy niệm, chúng ta sẽ khám phá ra biết bao sứ điệp qua đó.
Tuần Thánh mời gọi chúng ta không chỉ tưởng nhớ mà mời gọi chúng ta tham dự cách sống động vào hành trình cuộc thương khó của Đức Giêsu, chính là mầu nhiệm của sự vâng phục, vâng trọn ý Cha.
– Vâng trọn ý Cha; Ngôi Lời Nhập Thể.
Vì vâng phục Cha, nên Ngôi Lời Nhập Thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, sinh làm người như chúng ta. “ Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta.” < Ga 1, 14; Pl 2, 7>. Hài Nhi Giêsu đã Giáng Sinh trong cảnh đơn nghèo, phải chăng Ngài muốn vậy? Không, có lẽ Thánh Giuse và Mẹ Maria cố tìm cho con mình một ngôi nhà trọ thật ấm áp khi mới chào đời, nhưng Ý Cha lại khác. Vì để lời Kinh Thánh được ứng nghiệm. < Lc 2,11-12>
Ngay từ khởi đầu công cuộc cứu độ đã làm theo Ý Cha.
– Vâng trọn ý Cha; Sống đời âm thầm.
Suốt 30 năm sống âm thầm tại Na-da-ret sống âm thầm, vâng phục Thánh Giuse và Mẹ Người, để chuẩn bị cho cuôc đời công khai của theo Ý muốn của Cha. < Lc 2,51> Ngài sống âm thầm đến nỗi những người trong làng chỉ biết Ngài là con bác thợ mộc và Bà Maria thôi, khi họ nghe Ngài giảng dạy trong đền thờ.< Mc 6, 1-6>
– Vâng trọn ý Cha; Rong ruổi khắp mọi nẻo đường.
Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ của mình với cuộc
đời công khai. Bắt đầu bằng việc dìm mình trong dòng nước sông Giodan để chịu phép rửa như bao người khác. < Mt 3, 13-15> Rồi Ngài rong ruổi khắp các làng mạc, rao giảng Tin Mừng và kêu gọi mọi người sám hối, chữa lành các bệnh tật, trừ qủi và kêu gọi các môn đệ…….
– Vâng trọn ý Cha; Chết trên thập giá. Đây là sự vâng phục trọn ý Cha, vâng lời cho
đến chết và chết trên cây thập giá như trong Thư Gửi Tín Hưữ Phi-lip-phê chương 2, câu 6-11 cho chúng ta thấy sự vâng phục trọn vẹn của Đức Giêsu. “Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” < Hs 10,5-6> hay “ Lương thực của Ta là làm theo ý Đấng đã sai Ta”.
Vâng trọ ý Cha, Đức Giêsu đã trải qua đau khổ mới học biết thế nào là vâng phục, như trong vườn cây dầu, Ngài run sợ đến đổ mồ hôi máu, vì những gì sắp xảy đến cho chính mình và Ngài đã cầu nguyện: “lạy Cha, nếu có thể được, xin cất chén này khỏi con. Nhưng đừng theo ý con, mà xin vâng ý Cha” . < Lc 22,42>.

Bạn thân mến, cùng nhau chiêm ngắm sự vâng phục của Đức Giêsu đối với Thiên Chúa Cha, sự vâng phục của một người con đối với Cha mình, vâng phục trong yêu thương, chứ không là than vãn, lẩm bẩm, bằng lòng không bằng mặt. Để có được sự vâng phục ấy, thiết nghĩ Ngài đã có một mối tương quan thân tình với Cha, tín thác nơi Cha tất cả và luôn đối thoại cới Cha qua việc liên lỉ cầu nguyện với Cha, luôn hướng về Cha, luôn gặp gỡ đối thoại Cha để khám phá ra ý Cha muốn gì và sẵn sàng làm điều đẹp lòng Cha. Đức Giêsu đã vâng phục Cha trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống và vâng lời cách trọn trọn vẹn là vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. Một cái chết đau thương, một cái chết tủi nhục thời bấy giờ, nhưng tất cả theo ý Cha, và ơn cưú độ tuôn tràn từ đó. Thập giá đã trở thành dấu chỉ của tình yêu, minh chứng cho tình yêu và là tiếng yêu đó vang vọng tới ngàn đời.

Lạy Chúa, xin cho chúng con cũng biết học nơi Ngài, lắng nghe tiếng Chúa Cha, khám phá ra kế hoạch của Ngài trên cuộc đời chúng con, để chúng con cũng luôn sẵn sàng thi hành Thánh Ý trong từng giây phút của cuộc sống, cùng Ngài vác Thập giá của chúng con trong đời thường với sự vâng phục trọn vẹn như Đức Giêsu. Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*