Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

MỘT ĐỜI VỌNG

PM. Cao Huy Hoàng

03/12/2017 CHÚA NHẬT 1 VỌNG B
Mc 13, 33-37

“Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến” (Mc 13, 35)

Mùa Vọng, mùa Trông Đợi, lại đến. Thuở xưa, dân Chúa trông đợi Đấng Thiên Sai. Hôm nay, chúng ta sống lại tâm tình của dân Chúa xưa, mong đợi và khẩn cầu Chúa đến trong tâm hồn mình, trong gia đình mình, trong cuộc đời mình. Nếu dân Chúa xưa kia được mời gọi sám hối, canh tân để xứng đáng cho Chúa ngự đến, thì nay, chúng ta cũng được mời gọi hãy chấn chỉnh lại đời sống mình nên thiện hảo, để xứng đáng là đền thờ cho Đấng Chí Thánh cư ngụ.

Bởi Con Thiên Chúa, Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Thế đã đến. Vì thế Mùa Vọng hôm nay, như một cơ hội vàng để nhắc nhở mỗi người chuẩn bị đón Chúa lại đến bằng sự tỉnh thức, bằng nỗi khát khao, bằng lời tha thiết khẩn cầu, và nhất là bằng cuộc sống kết hợp mật thiết với Lời Chúa Giê-su và Thánh Thể Người. Thiết tưởng, Mùa vọng không chỉ là sống lại một kỷ niệm chờ đợi Con Thiên Chúa làm người, bằng những tổ chức rộn ràng bên ngoài, mà chính là mùa sống thực một niềm trông đợi Chúa lại đến, đem mỗi người vào Nước Thiên Chúa Hằng Sống. Hãy nhớ Lời Chúa khởi đầu mùa vọng hôm nay: “Vậy anh em phải canh thức, vì anh em không biết khi nào chủ nhà đến”. Biết bao Mùa Vọng đã đi qua, được mấy ai thẩm thấu tinh thần Mùa Vọng trong suốt đời người? Nếu chúng ta hiểu rằng: mỗi ngày đời đi qua, con người tiến gần hơn tới sự chết, tiến gần hơn tới cuộc trở về với Thiên Chúa, thì ước gì, ai cũng sẽ hiểu được điều này là: mỗi phút giây đều là phút giây tỉnh thức và khát vọng. Không chỉ một mùa vọng, nhưng là một đời vọng. Một đời tỉnh thức mong chờ Chúa đến.

Lạy Chúa, xin cho lòng con yêu Chúa, và khắc khoải mong được Chúa đưa về nghỉ yên trong Chúa mà thôi. A men.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*