Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

CHUYỆN LƯƠNG TÂM

TRẦM THIÊN THU


Chiều nay, 19-10-2017, mở mail và thấy có một “thắc mắc” (admin của trang LamHong.org), nguyên văn thế này…

Kính thưa Thầy,

Xin Thầy bớt chút thời gian giúp con trả lời thắc mắc của một học viên Giáo lý như sau:

Khi con dạy Giáo lý HTCG, phần III – Luân lý, ở bài nói về Lương Tâm, có nói rằng: “Lương tâm con người có thể bị sai lầm”, thì có một học viên phát biểu rằng: “Nói lương tâm sai lầm là không đúng mà nói là Phán đoán của lương tâm sai lầm thì mới đún, vì “Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa và tiếng nói của Ngài vang dội trong thâm tâm họ”, vì ở đó “có một lề luật được Thiên Chúa khắc ghi trong trái tim họ…”. Vì thế, nếu nói Lương tâm sai lầm cũng có nghĩa là tiếng nói của Chúa, lề luật của Chúa bị sai lầm!”

 

Xin Thầy giúp con. Chân thành cám ơn Thầy.

 

LAM HỒNG

+ + +

 

Đây là phần TRẢ LỜI của người-được-hỏi:

 

Xin cảm ơn “người hỏi” đã tin tưởng tôi. Tuy nhiên, tôi không là thầy của ai cả. Tôi xin được trả lời theo thiển ý của tôi thế này…

 

Bất cứ ai cũng có lương tâm – giống nhau về hình thức nhưng khác nhau về nội dung, tức là khác nhau về chất lượng TỐT hay XẤU. Con người có quyền HÀNH ĐỘNG theo lương tâm và có bổn phận phải TUÂN PHỤC tiếng nói của LƯƠNG TÂM NGAY THẲNG

Lương tâm là năng lực tự giác của con người, tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Theo nghĩa rộng, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân

Theo Khổng Tử, lương tâm là đạo đức. Ông nhận định: “Lập đạo của trời nói âm và dương, lập đạo của đất nói nhu và cương, lập đạo của người nói nhân và nghĩa”. Tất cả các tính khác của con người đều do nhân và nghĩa mà nên, cũng như vạn vật, sự việc trên trời tạo nên dưới đất do âm – dương, nhu – cương, con người bất nhân là ác, bất nghĩa là bạc, vì vậy mà con người muốn được coi là “nhân” phải có lòng nhân, muốn được coi là “nghĩa” phải có lương tâm.

Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Lương tâm luôn đi với con người trước khi hành động. Lương tâm vốn dĩ tốt lành nhưng theo thời gian vẫn có thể bị biến hóa theo hướng xấu.

Theo Công giáo, lương tâm là sự phán đoán của lý trí mà Thiên Chúa đã đặt sẵn nơi đáy lòng con người để thúc giục họ làm lành lánh dữ. Tuy nhiên, nên biết rằng lương tâm con người có thể ĐÚNG ĐẮN (ngay thẳng, tốt lành) hoặc LỆCH LẠC (sai lầm, xấu xa), vì con người được Thiên Chúa ban cho sự tự do, vì thế con người cũng có toàn quyền TỰ DO để quyết định theo lương tâm. Và do đó, con người phải không ngừng RÈN LUYỆN LƯƠNG TÂM của mình đẩ có thể theo đúng Thánh Ý Thiên Chúa.

1. LƯƠNG TÂM NGAY THẲNG giúp phân biệt tốt – xấu. Đó là tiếng nói của Thiên Chúa, Đấng tuyệt đối tốt lành và thánh thiện, tất nhiên Đấng-Cực-Tốt-Cực-Lành chỉ muốn con người làm những điều tốt lành.

2. LƯƠNG TÂM LỆCH LẠC là lương tâm bị sai lạc do hoàn cảnh tác động, hoặc do lười biếng trau dồi, đặc biệt là do THÓI QUEN PHẠM TỘI khiến cho lương tâm trở thành CHAI LÌ, mất khả năng phân định điều nào tốt lành hoặc xấu xa. Phải sớm chấn chỉnh loại lương tâm này càng sớm càng tốt!

 

Để rèn luyện lương tâm, người ta phải thường xuyên tập làm điều tốt lành và xa tránh tội lỗi. Muốn vậy, cần phải cầu nguyện để Chúa Thánh Thần soi chiếu ánh sáng chân lý qua việc học hỏi từ người khác, gia đình, học đường, xã hội, nhất là từ tôn giáo.

Ước gì mỗi chúng ta hãnh diện nói được như Thánh Phaolô rằng:

1. “Có Đức Kitô chứng giám, tôi xin nói sự thật, tôi không nói dối và LƯƠNG TÂM tôi, được Thánh Thần hướng dẫn, cũng làm chứng cho tôi” (Rm 9:1).

 

2. “Điều khiến chúng tôi tự hào là LƯƠNG TÂM chúng tôi làm chứng rằng: chúng tôi lấy sự thánh thiện và chân thành Thiên Chúa ban mà cư xử với người ta ở đời, đặc biệt là với anh em. Chúng tôi không cư xử theo lẽ khôn ngoan người đời, nhưng theo ân sủng của Thiên Chúa” (2 Cr 1:12).

 

 

Thánh Phaolô cũng có đề cập 3 điều cần lưu ý: [1] TÂM HỒN trong sạch, [2] LƯƠNG TÂM ngay thẳng, và [3] ĐỨC TIN không giả hình (1 Tm 1:5). Các “tính từ” theo sau 3 điều đó cho thấy chúng cũng có những loại đối lập. Hãy cẩn trọng!

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*