Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

NGÀY TỰ DO BÁO CHÍ

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ TimeAndDate.com)

Ngày 3 tháng Năm là Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới (WPFD – World Press Freedom Day, hoặc WPD – World Press Day).

Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố ngày 3 tháng Năm là Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới để gợi nhận thức về tầm quan trọng của Tự do Báo chí, đồng thời nhắc nhở các chính phủ về trách nhiệm tôn trọng và đề cao quyền tự do diễn tả quan điểm riêng theo Điều khoản 19 trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights) và đánh dấu ngày kỷ niệm Bản Tuyên Ngôn Windhoek (Declaration of Windhoek), thỏa hiệp về các nguyên tắc tự do báo chí của báo giới Phi châu năm 1991.

UNESCO đánh dấu Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới bằng cách tham kiến UNESCO / Giải Thưởng Tự Do Báo Chí Guillermo Cano dành cho cá nhân hoặc tổ chức nào xứng đáng vì đã đóng góp vào việc bảo vệ và/hoặc thúc đẩy sự tự do báo chí ở bất cứ nơi nào trên thế giới, nhất là khi điều này đạt được trong tình trạng nguy hiểm. Được thành lập năm 1997, giải thưởng này đã được trao để giới thiệu một ban gồm 14 nhà báo chuyên nghiệp. Tên tuổi được đề nghị bởi các tổ chức phi chính phủ của địa phương và quốc tế hoạt động vì sự tự do báo chí, và bởi các nước thành viên UNESCO.

Giải thưởng này là Giải Guillermo Cano Isaza, một nhà báo người Colombia đã bị ám sát trước tòa soạn ở El Espectador, Bogotá, ngày 17-12-1986. Các bài viết của ký giả Cano đã làm “nhức đầu” các nhà đại tư bản của Colombia hồi đó.

UNESCO cũng đánh dấu Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới hằng năm bằng cách quy tụ các nhà truyền thông chuyên nghiệp, các tổ chức tự do báo chí và các hãng thông tấn của Liên Hiệp Quốc để ước định tình trạng tự do báo chí trên thế giới và thảo luận cách giải quyết khó khăn. Mỗi hội nghị tập trung xung quanh chủ đề liên quan sự tự do báo chí – bao gồm việc quản lý tốt, truyền thông về khủng bố, sự miễn trừng phạt và vai trò của truyền thông tại các ước sau thời kỳ xung đột.

Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới năm 2011 được tổ chức tại Washington, D.C., Hoa Kỳ, từ ngày 1 tới 3 tháng Năm. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ tổ chức Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới. Chủ đề là “Truyền thông Thế kỷ 21: Biên Độ Mới, Thách Thức Mới”. Sự kiện này đã xác định các quy luật cơ bản của sự tự do bó chí trong thời đại kỹ thuật số – khả năng của các công dân bày tỏ ý kiến và nguồn thông tin độc lập – 20 năm sau khi Bản Tuyên Ngôn được làm tại Windhoek, Namibia.


Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*