Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Vai trò của Thánh Nhạc theo ‘De Musica Sacra Et Sacra Liturgia’

Lêvi

(Kì I)

Âm nhạc nói chung và Thánh nhạc nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và tinh thần của con người. Trong câu chuyện thần tiên nổi tiếng: “Người Thổi Sáo” tác giả Hamelin đã nói lên phần nào sức mạnh của âm nhạc:

Thuở xưa, ở thành phố Hamelin nước Đức, có xảy ra tai hoạ chuột, chuột nhiều đến mức chỗ nào cũng có, chúng gặm khoét phá phách đến mức dân chúng không chịu nổi; ông thị trưởng và chức sắc mới treo biển cầu người có giải pháp trừ chuột. Một ngày kia, có một chàng trai từ đâu đến, nói có phép trừ chuột, nhưng hỏi muốn biết phần thưởng ra sao. Thị trưởng và chức sắc hứa nếu thành công sẽ trả một ngàn đồng tiền vàng. Hai bên giao ước xong, chàng trai kia bèn rút trong bọc ra một chiếc sáo, và bắt đầu thổi, vừa thổi sáo vừa đi qua khắp phố phường. Chuột nghe tiếng sáo, như bị hấp dẫn mê mẩn, chuột to chuột nhỏ kéo nhau ra đường theo người thổi sáo, dẫn chúng ra sông lội xuống nước. Đàn chuột theo sau cũng lội xuống chết đuối hết. Khi đã diệt xong chuột, người thổi sáo trở lại lĩnh thưởng. Thoát được nạn chuột, cả thành phố mở tiệc ăn mừng. Nhưng chẳng ai nghĩ đến lời hứa trả công cho “người thổi sáo”. Chàng này mấy lần nhắc ông thị trưởng và các chức sắc về món ngàn đồng tiền vàng, nhưng họ khất lần. Họ nghĩ rằng món tiền to như vậy, để tiêu xài hội hè cho sướng, cần gì đến lời hứa. Hiểu tâm địa bọn kia, “người thổi sáo” bèn rút trong bọc ra một cây sáo khác. Thổi lên, bao nhiêu trẻ em trong thành phố bị tiếng sáo quyến rũ, như mê hồn, mặc lời khuyên can đe doạ ngăn cấm của mẹ cha, lũ lượt bỏ ra đường bước theo “người thổi sáo” ra khỏi thành, đi mãi đi mãi, không bao giờ trở lại …

Nếu: Cầm, Kỳ, Thi, Họa, là bốn bộ môn nghệ thuật quan trọng trong văn hóa Trung Hoa cổ xưa, thì “Cầm” là loại nhạc khí mà người quân tử khi đi du hành thường mang theo bên mình như một vật tuỳ thân. “Cầm” biểu hiện cho sự đạo đức, trí tuệ, và tư cách thanh cao. Theo sử thời Xuân Thu (770-476 Trước Công Nguyên), luyện Cầm = là luyện tâm. Hình thức cao nhất của nghệ thuật đến từ tâm của con người. Đó là một cảnh giới mà chỉ những người học tập với một tấm lòng thanh tịnh mới cảm nhận được. Ý nghĩa của Cầm thời cổ xưa đã vượt trên âm nhạc, mà trở thành một biểu tượng cho văn hóa truyền thống Trung Hoa và nhân cách lý tưởng, bởi vì nó biểu lộ ra căn bản đạo đức bên trong của người chơi Cầm, biểu lộ sự câu thông giữa phần tâm linh của con người với con người mà sinh ra sự hòa hợp âm thanh. Dùng tâm để cảm hóa người nghe.

Trở lại với “Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ” (De Musica Sacra Et Sacra Liturgia) của Bộ Phượng Tự, ngày 03-09-1953, Bộ Phượng tự đã trình bày cho Dân Chúa cách khái quát về Thánh Nhạc: Chương I cắt nghĩa những khái niệm tổng quát; chương II đưa ra các qui tắc chung về Thánh nhạc trong Phụng vụ; Chương III trình bày chi tiết về trọn vẹn đề tài Thánh nhạc và Phụng vụ.
Huấn thị nói lên vai trò của âm nhạc, thánh nhạc trong việc phục vụ Nước Chúa. Giữa một thế giới đề cao hưởng thụ khoái lạc, âm nhạc cũng mang dáng dấp của sự đồi trụy, kích thích. Trong xu hướng ấy, Thánh nhạc một phần nào đó đã bị lạm dụng, đã bị tục hóa, bởi những kẻ mang đầu óc “thương mại”, nửa vời, chưa quán thông cho tận căn mà đã dám đem đời vào đạo, đạo vào đời.

Nếu hai chương đầu của Huấn Thị nặng tính lý thuyết thần học, thì xuyên suốt chương III là phần giải thích và áp dụng Mục vụ: “Tầm quan trọng của cộng đoàn trong việc hát bản văn Phụng vụ”. (Phần áp dụng Mục vụ là phần quan trọng và là “điểm sáng” của cả Huấn thị. Xin đón đọc ở kì tiếp theo).

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*