Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

ĐỨC LÊÔ XIII VÀ KINH MÂN CÔI

JOSEPH PRONECHEN
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ NCRegister.com)

Đức Lêô XIII đã thấy trước thời đại rắc rối ngày nay và thúc giục chúng ta đọc Kinh Mân Côi. Trong hai tông thư Fidentem Piumque Animum (1896) và Octobri Mense (1891), Đức Lêô XIII cho biết rằng Kinh Mân Côi là một giải pháp đối với những gì đang gây rắc rối cho thế giới ngày nay.
Trong suốt 25 năm cai quản Giáo Hội, 1878-1903, Đức Lêô XIII đã nhìn thấy các nguy cơ lớn đang phát sinh trên thế giới. Sau một thị kiến báo động ngay sau khi dâng lễ – 33 năm trước khi thị kiến cuối cùng về Fatima ngày 13-10-1917, ngài đã cho chúng ta lời nguyện với TLTT Micae để đọc sau các Thánh Lễ, bắt đầu năm 1886. Sau khi bị bỏ qua cách đây vài thập niên, lời nguyện này đang mạnh mẽ hồi sinh tại một số giáo phận.
Trong một số thông điệp, Đức Lêô XIII không nói nhiều về mối nguy hiểm của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội, hội Tam Điểm và con đường dẫn đến diệt vong của chúng. Ngài cũng nhìn thấy và cảnh báo về những nguy hiểm nghiêm trọng đối với xã hội trong 10 tông thư về Kinh Mân Côi.
Trong Octobri Mense, Đức Lêô XIII viết về lòng yêu mến Giáo Hội: “…Những đau khổ còn lâu mới giảm nhẹ, cứ tăng lên hằng ngày về số lượng và mức nghiêm trọng. Phổ biến và nổi tiếng là các tệ nạn mà chúng ta phàn nàn: chiến tranh nhắm vào các tín điều mà Giáo Hội nắm giữ và truyền bá; sự chế nhạo nhắm vào tính nguyên vẹn của luân lý Kitô giáo mà Giáo Hội tuân giữ; sự thù hận được tuyên bố, với sự táo bạo và ác tâm, chống lại chính Đức Kitô, như thể chính Công Cuộc Cứu Độ của Thiên Chúa đã bị phá hủy từ nền tảng – công cuộc mà không một quyền lực thù địch nào có thể hoàn toàn bãi bỏ hoặc phá hủy.”
Đức Lêô XIII đau khổ với những gì ngài thấy đang xảy ra, như thể ngài đang nhìn thấy điều sắp xảy ra thậm chí còn tồi tệ hơn trong những lần tiếp theo. Ngài than:
Thực sự đó là một nguyên nhân gây ra nỗi buồn lớn mà rất nhiều người bị ngăn cản và lạc đường do sai lầm và đối nghịch với Thiên Chúa, đến nỗi nhiều người thờ ơ với mọi hình thức tôn giáo, cuối cùng trở nên xa cách đức tin. Rất nhiều người Công giáo chỉ hữu danh vô thực, và không chú ý việc thờ phượng. Có nhiều nỗi buồn và lo lắng trong lòng khi nghĩ đến nguồn gốc kết quả của hầu hết các tệ nạn đa dạng tồn tại ở các quốc gia không cho phép Giáo Hội có chỗ đứng, điều đó đối nghịch với sự thánh thiện của Giáo Hội. Điều đó thực sự là cách biểu hiện khủng khiếp của việc thù hận với Thiên Chúa, Ngài cho phép sự mù quáng của linh hồn trở thành bóng tối trên các quốc gia từ chối Ngài.
Nếu điều đó không giống như tin tức hằng ngày của thời nay và những gì chúng ta đang phải đối mặt thì sao? Đức Lêô XIII nói: “Đó là những tệ nạn đang kêu gào, là tiếng kêu gào của chính chúng với tiếng nói ngày càng gia tăng. Hoàn toàn cần thiết là tiếng nói Công giáo cũng phải kêu cầu Thiên Chúa bằng cách không mệt mỏi, không ngừng nghỉ. Các tín hữu nên cầu nguyện không chỉ tại nhà mình, mà cả ở nơi công cộng, khi tụ họp với nhau trong nhà thờ, và nên tha thiết khẩn cầu. Thiên Chúa thấu suốt mọi sự, Ngài giải cứu Giáo Hội khỏi những kẻ gian ác và đưa các quốc gia đang gặp khó khăn trở lại với ý nghĩa và lý do đúng, nhờ ánh sáng và tình yêu của Đức Kitô.”
Đức Lêô XIII nói rõ rằng “Chúa Giêsu đã báo trước điều đó [thời đại] cho các môn đệ của ngài,” rằng Giáo Hội “có thể dạy cho loài người biết sự thật và có thể hướng dẫn họ đến sự cứu rỗi đời đời, Giáo Hội phải chiến đấu hằng ngày. Trong suốt thời gian qua, Giáo Hội đã chiến đấu, và thậm chí là chịu tử đạo.”
Chúng ta không thản nhiên khi “thế giới đang đi trên con đường gian khổ, tự hào về sự giàu có, về sức mạnh, về những cánh tay, về tài năng” bởi vì “Giáo Hội vẫn phát triển theo thời đại với những bước đều đặn, chỉ tin vào Thiên Chúa, Đấng mà Giáo Hội luôn hướng con mắt và đôi tay van xin ngày đêm.” Hãy xem niềm tin ở đâu?
Đức Lêô XIII cho chúng ta biết phải hành động như thế nào với tư cách là chiến binh của Giáo Hội trong “cơn bão tố tệ nạn này, giữa lúc Giáo Hội phải đấu tranh rất vất vả.” Giáo Hội “cho tất cả những người con ngoan đạo thấy bổn phận thánh thiện mà họ phải cầu nguyện với Thiên Chúa” và theo cách “làm cho những lời cầu có sức mạnh hơn.”
Bằng cách nào? Đức Lêô XIII nhấn mạnh: “Trung thành với mẫu gương của tiền nhân, chúng ta hãy trông cậy vào Đức Maria, Đấng uy quyền. Hãy khẩn cầu, hết lòng cầu xin Đức Maria, Mẹ của Chúa Giêsu Kitô, Mẹ của chúng ta. Xin Mẹ thể hiện vai trò Người Mẹ, làm cho lời cầu của chúng ta được chấp nhận bởi Đấng đã sinh ra cho chúng ta, và đã đồng ý làm Con của Mẹ.”
VAI TRÒ CỦA ĐỨC MẸ
Đức Lêô XIII xác định những lý do mà cách đó cần thiết: “Theo ý Chúa, Đức Maria là Đấng trung gian phân phát cho chúng ta kho tàng lòng thương xót bao la do Thiên Chúa thu thập, vì lòng thương xót và sự thật được Chúa Giêsu Kitô tạo nên. Như vậy, không ai đến với Chúa Cha mà không qua Chúa Con, vì vậy không ai đến với Đức Kitô mà không qua Mẹ của Ngài. Sự tốt lành và lòng thương xót được bày tỏ trong thiết kế này của Thiên Chúa vĩ đại biết bao!”
Ngài lặp lại điều Thánh Robert Bellarmine đã mô tả: “Tất cả các ân huệ, ân sủng, và những cảm hứng đều đến từ Chúa Kitô cũng như đến từ đầu. Tất cả sau đó đi xuống cơ thể thông qua Đức Mẹ, bởi vì – cũng như trong cơ thể con người – chính cổ là nơi đầu mang lại sự sống cho các chi thể.”
Đức Lêô XIII nói: “Đức Mẹ Đấng Trung Gian vinh quang… Đức Mẹ uy quyền của Đấng Toàn Năng hùng mạnh… Đức Mẹ rất dịu dàng và nhân từ vô hạn. Như vậy, Chúa đã ban Đức Mẹ cho chúng ta. Khi chọn Đức Maria làm Mẹ của Con Một, Thiên Chúa đã dạy cho Đức Mẹ tất cả cảm giác của một người mẹ, không gì khác ngoài sự tha thứ và yêu thương. Chúa Giêsu Kitô muốn Đức Mẹ phải như vậy, vì Ngài đã đồng ý phục tùng và vâng lời Đức Mẹ như người con đối với người mẹ. Trên Thánh Giá, Ngài đã đề cao Đức Mẹ khi giao cho Đức Mẹ chăm sóc và yêu thương toàn thể loài người qua môn đệ Gioan.” Đức Mẹ là người hoàn hảo trong bổn phận làm mẹ đối với chúng ta.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KINH MÂN CÔI
Trong hai tông thư Fidentem Piumque Animum và Octobri Mens, Đức Lêô XIII nói rõ cách chúng ta phải đáp lại để chống các điều tồi tệ, đó là siêng năng đọc Kinh Mân Côi.
Trong Fidentem Piumque, Đức Lêô XIII nói: “Theo nhiều cách, điều đó làm cho Đức Mẹ hài lòng nhất vì nó được dùng để tôn vinh dự Đức Mẹ và hữu ích nhất cho những người sử dụng đúng cách. Kinh Mân Côi có sự ngọt ngào của hoa hồng và sự quyến rũ của vòng hoa… phù hợp nhất cho cách tôn kính Đức Trinh Nữ, Người được đặt tên đúng là Hoa Hồng Mầu Nhiệm của Thiên Đàng, và với tư cách Nữ Hoàng của vũ trụ, Đức Mẹ rạng ngời với Triều Thiên Sao Sáng.”
Đức Lêô XIII trích dẫn lời giải thích của Chúa Giêsu: “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ.” (Mt 18:19-20) Ngài cho biết: “Cả hai đức tính này đều dễ thấy trong Kinh Mân Côi, đó là lặp đi lặp lại lời cầu mà chúng ta hết sức van nài Cha trên trời về Vương Quốc ân sủng và vinh quang của Ngài, một lần nữa chúng ta van nài Đức Mẹ Đồng Trinh giúp đỡ các tội nhân chúng ta bằng những lời cầu của Mẹ, trong suốt đời chúng ta và đặc biệt vào giây phút cuối cùng, đó là ngưỡng dẫn đến cõi vĩnh hằng.”
Khi mỗi ngày đức tin của chúng ta phải đối mặt với vô số nguy hiểm và sự tấn công, thì từ lời Kinh Mân Côi, các Kitô hữu có được sự nuôi dưỡng và sức mạnh cho đức tin của họ. Rõ ràng Chúa Kitô ủng hộ Kinh Mân Côi.
Trong Octobri Mense, Đức Lêô XIII lại nhấn mạnh rằng có một số cách và nghi thức để tỏ lòng tôn kính đối với Đức Mẹ, “một số được ưu tiên hơn, vì chúng ta biết rằng đó là những cách mạnh mẽ nhất và đẹp lòng nhất đối với Đức Mẹ. Vì thế, chúng ta đặc biệt nhắc đến tên và phó thác qua Chuỗi Mân Côi.”
Ngài giải thích: “Chúng ta có thể tin rằng chính Nữ Vương Thiên Đàng đã tạo hiệu quả đặc biệt đối với phương thức khẩn cầu này, vì theo mệnh lệnh và lời khuyên của Đức Mẹ, lòng sùng kính đã được bắt đầu và lan rộng ra nước ngoài bởi Thánh Đa Minh như một vũ khí mạnh nhất chống lại kẻ thù của đức tin ở một kỷ nguyên thực sự không giống như thời đại của chúng ta, có mối nguy hiểm lớn cho đạo thánh của chúng ta.”
Giống như thời đại của chúng ta, thời đại của Thánh Đa Minh là thời đại có nhiều tà giáo: “Con người dường như không có hy vọng chống lại giáo phái cuồng tín và độc hại nhất này, lúc đó có sự trợ giúp kịp thời đến từ trên cao nhờ khí cụ Kinh Mân Côi của Đức Mẹ. Do đó, với sự ưu ái của Đức Trinh Nữ quyền năng, người chế ngự mọi tà giáo, thế lực của kẻ ác đã bị tiêu diệt và phân tán, đức tin không hề hấn gì và tỏa sáng hơn trước.
Đức Lêô XIII nhắc nhở về những trường hợp được ghi lại khác khi Kinh Mân Côi đến giải cứu, cung cấp “bằng chứng đáng chú ý” về các quốc gia được cứu khỏi nguy hiểm và giành được phúc lành nhờ Kinh Mân Côi. Đó là lời cầu nguyện mà bất cứ ai cũng có thể đọc, và “ngay từ khi thành lập, Kinh Mân Côi ngay lập tức được khuyến khích và áp dụng thường xuyên nhất bởi tất cả các tầng lớp xã hội… bởi vì dường như không có phương tiện nào tốt hơn để tiến hành các nghi lễ trang trọng thánh thiêng hoặc để bảo vệ và ủng hộ.”
Chúng ta có thể thấy kết quả và sự thay đổi hoàn toàn khi thấy những gì đã xảy ra trong quá khứ nhờ mọi người lần chuỗi Mân Côi. Đức Lêô XIII nói: “Lòng sùng kính và sự thành tâm một lần nữa đã phát triển và trở nên mạnh mẽ một cách kỳ diệu nhất, qua sự nghiêm trang hoặc qua một số nhu cầu cấp thiết của cộng đồng, sự cầu cứu nói chung đã có nhiều hơn so với các phương tiện khác được giúp đỡ, đó là lần chuỗi Mân Côi.”
NHẬN THỨC NHIỆT THÀNH VÀ CHÁN NẢN
Đức Lêô XIII khuyến khích cách đáp lại sốt sắng và cảnh báo cách phản ứng chán nản. Trong những lúc quá lo lắng cho Giáo Hội và rất đau lòng cho bản thân với tư cách là giáo hoàng, ngài đã cảm phục “sự sốt sắng và nhiệt thành mà Kinh Mân Côi của Đức Mẹ được đọc ở mọi nơi và mọi quốc gia trong thế giới Công giáo. Với hoàn cảnh này, chắc chắn là do tác động và sự hướng dẫn của Thiên Chúa đối với con người hơn là do sự khôn ngoan và nỗ lực của cá nhân, đã củng cố và an ủi trái tim chúng ta, khiến chúng ta tràn đầy hy vọng về chiến thắng cuối cùng và vinh hiển nhất của Giáo Hội, dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria.”
Đã có sự quy tụ đông đảo và Thập Tự Quân của Kinh Mân Côi để chiến đấu và chiến thắng sự dữ đang tấn công thế giới. Nhưng ngài cũng cảnh báo về một phản ứng ngược lại, đó là sự chán nản. Ngài nói: “Một số người cho rằng bởi vì sự rắc rối dường như gia tăng, tôi không còn cầu nguyện với sự siêng năng và nhiệt thành, mà với tâm trạng chán nản. Những người này hãy xem lại chính mình và cố gắng để những lời cầu dâng lên Thiên Chúa có thể được thực hiện với tinh thần thích đáng, theo mệnh lệnh của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Nếu có điều đó, hãy để họ phản ánh việc ước muốn giao cho Thiên Chúa toàn năng thời gian và cách giúp đỡ, vì Ngài không nợ chúng ta, khi Ngài nghe những lời khẩn cầu của chúng ta và trao triều thiên công trạng cho chúng ta, Ngài chỉ trao triều thiên vì lợi ích của Ngài. Khi Ngài ít làm theo ước muốn của chúng ta nhất thì đó là người cha tốt đối với con cái, thương hại tính trẻ con của chúng và quan tâm ích lợi cho chúng. Nhưng đối với những lời cầu mà chúng ta kết hiệp với sự tán thành của các công dân trên trời, và khiêm nhường dâng lên Thiên Chúa để nhận được lòng thương xót của Ngài dành cho Giáo Hội, những lời cầu đó luôn được lắng nghe và được đón nhận, hoặc đạt được ích lợi cho Giáo Hội mãi mãi, hoặc ảnh hưởng của họ tạm thời bị giữ lại cho thời điểm cần thiết hơn.”
Nói cách khác là “đừng nản lòng, hãy nhớ rằng Thiên Chúa đáp lời như một Người Cha nhân lành và đúng thời điểm của Ngài. Có thể chúng ta không hiểu được Thánh Ý của Thiên Chúa vào lúc đó.”
Nhưng sẽ đến lúc, nhờ lòng nhân từ của Thiên Chúa, các nguyên nhân và hệ quả sẽ được sáng tỏ, sức mạnh và công dụng kỳ diệu của lời cầu nguyện sẽ được thể hiện. Sau đó sẽ thấy có nhiều người ở giữa thời đại đồi bại đã giữ mình trong sạch và không bị xâm phạm bởi sự ham muốn của xác thịt và tinh thần, cố gắng nên thánh vì kính sợ Thiên Chúa; sẽ thấy nhiều người khác, khi gặp nguy hiểm của sự cám dỗ, đã kiềm chế bản thân để đạt được sức mạnh mới để sống đức hạnh; sẽ thấy những người đã từng sa ngã lại ước muốn nồng nhiệt được phục hồi trong vòng tay của Thiên Chúa từ bi nhân hậu.
Do đó, Đức Lêô XIII van nài hết lần này đến lần khác: “Đừng khuất phục trước những lời gian dối của kẻ thù cũ, cũng đừng vì bất cứ lý do gì mà từ bỏ bổn phận cầu nguyện. Hãy để lời cầu nguyện của họ bền bỉ, hãy để họ cầu nguyện không ngừng nghỉ, hãy để sự quan tâm đầu tiên của họ là van xin vì sự thiện tối thượng – sự cứu rỗi đời đời của toàn thế giới, và sự an toàn của Giáo Hội.”
Cuối cùng, Đức Lêô XIII cho mong muốn: “Các quốc gia đang mắc sai lầm có thể quay trở lại với giáo huấn và giới luật Kitô giáo, đó là nền tảng của sự an toàn công cộng, là nguồn gốc của hòa bình và hạnh phúc đích thực. Nhờ Đức Mẹ, họ có thể kiên trì nỗ lực vì điều mong muốn nhất trong tất cả các phúc lành, sự phục hồi quyền tự do của Mẹ Giáo hội, và quyền sở hữu yên tĩnh của Đức Mẹ.”

Chiều 10-11-2021

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*