Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

THỪA TỰ

Ở đây, “thừa tự” không phải là thừa kế tài sản, mà là “dư chữ.” Ngày xưa, cụ Trần Tế Xương đã phải than: “Cái học nhà Nho đã hỏng rồi, Mười người đi học, chín người thôi.” (Cái Học Nhà Nho) Dĩ nhiên là cụ than về chữ Nho, không liên quan quốc ngữ là Việt ngữ, nhưng vẫn có gì đó liên lụy, bởi vì tiếng Việt ngày nay không chỉ bị một số người muốn phá, mà còn bị người ta coi thường và lạm dụng quá nhiều, câu cú viết dài dòng khiến luộm thuộm, cứ tưởng “nhiều chữ” là hay. Thật ra là… quá thừa thãi. Buồn thay!

Vì “thừa tự” mà hóa sai. Chẳng hạn những kiểu thế này: liên quan ĐẾN hoặc đề cập ĐẾN – tức là nói đến, NGÀY sinh nhật, CÙNG đồng hành, hoàn thành XONG, gia nhập VÀO, ĐƯỜNG quốc lộ, tối ưu NHẤT, bổ sung THÊM, tái xuất hiện TRỞ LẠI,… Những chữ “in hoa” là những chữ dư, thực sự không cần thiết, đặc biệt là SAI thậm tệ!

Về tôn giáo cũng có những kiểu “rườm rà” thế này: “Kính thưa quý cộng đoàn…” Chữ QUÝ ở đây không có nghĩa là quý mến, kính trọng, mà có nghĩa là “nhiều.” Mỗi nhà thờ chỉ là một cộng đoàn, không có nhiều cộng đoàn. Chữ QUÝ có nghĩa là “nhiều” trong cách nói như Quý Vị, Quý Khách, Quý Chức, Quý Ông, Quý Bà,…

Còn nữa. Trong một bài hát cầu nguyện cho đại dịch corona, nghe thấy người ta hát “Chúng con VAN NÀI XIN…” Tiếng Việt tệ vậy mà sao vẫn công khai chấp nhận? Chỉ có thể là Van Nài hoặc Nài Xin chứ không thể là Van Nài Xin. Người viết bài hát này “nghèo nàn” nên không tìm được chữ nghĩa nào cho hợp lý sao? Nói như vậy lại “dính líu” vấn đề imprimatur. Như vậy thì người kiểm duyệt cũng “nghèo nàn” tiếng Việt quá!

Chữ phải có Nghĩa, người ta thường nói ghép thành Chữ Nghĩa – có ý nói là Chữ với Nghĩa. Nói đến vấn đề này chắc hẳn “đụng chạm” lắm. Nhưng thấy sai mà không nói thì hóa ra là… đồng lõa. Xin mời suy tư mấy tư tưởng lớn của các nhà hiền triết ngày xưa, những ý tưởng đơn giản mà vô cùng thâm thúy.

1. “Có sai lầm mà không sửa, đó mới thật là sai lầm.” – KHỔNG TỬ

2. “Biết đúng mà không theo là dở, biết sai mà không sửa là mê.” – DỤC TỬ

3. “Biết người là khôn, biết mình là sáng. Người tri túc không bao giờ nhục.” – LÃO TỬ

4. “Gần son thì đỏ, gần mực thì đen, gần người hiền thì sáng, gần người tài thì thông, gần người lành thì có đức, gần người ngu thì dại, gần kẻ nịnh hót thì a dua, gần đứa tham lam thì trộm cắp.” – MẠNH TỬ

TRẦM THIÊN THU

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*