Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

SỐNG CHU TOÀN LỀ LUẬT CHÚA

PM. Cao Huy Hoàng

https://www.youtube.com/watch?v=O5kFI8d_srg

09/2 THỨ BA TUẦN 5 TN

St 1,20-2,4a; Mc 7,1-13

“Các ngươi gác bỏ một bên các giới răn Thiên Chúa, để nắm giữ tập tục phàm nhân”.

Giới răn hay luật pháp của Thiên Chúa là ý định khôn ngoan thánh thiện của Thiên Chúa dành cho con người, qua miệng các tiên tri, và nhất là qua Lời rao giảng của Chúa Giê-su, Con Một của Thiên Chúa. Còn luật pháp của xã hội loài người là do con người lập ra. Có luật pháp bảo vệ quyền lợi của dân. Có luật pháp bảo vệ quyền lợi của một đảng phái chính trị, hay một nhóm lợi ích. Cái gì của con người lập ra, thì nó cũng giới hạn, bé nhỏ, chưa hoàn hảo như con người vậy. Còn cái gì Thiên Chúa thiết lập thì chí thánh, chí thiện, toàn bích, toàn hảo như Thiên Chúa.

Thế nhưng, vì con người vốn kiêu căng, nên tự cho mình là hoàn hảo, và xem thường lề luật của Thiên Chúa, hoặc còn tồi tệ hơn, có xã hội lại đặt ra những lề luật dành cho Thiên Chúa, hoặc xúc phạm Thiên Chúa cách trắng trợn, loại trừ Thiên Chúa khỏi xã hội loài người cách tàn bạo.

Các biệt phái và ký lục, tự cho mình là thông luật, nên muốn Chúa Giê-su và các môn đệ của Người phải giữ tập tục của cha ông. Chúa Giê-su cho thấy cái giới hạn, cái chưa hoàn hảo của luật con người lập ra: đó là, việc giữ luật mang nặng tính hình thức bên ngoài. Rửa tay, theo tập tục, cũng chỉ là giữ cái sạch bên ngoài. Luật của Chúa mời gọi chúng ta giữ cái sạch bên trong của tâm hồn. Cũng vậy, Lời Chúa Giê-su làm đảo lộn nhiều luật xã hội khác, cũng chỉ vì muốn bảo đảm cho con dân Thiên Chúa được hạnh phúc đích thực.

Lạy Chúa, xin cho các gia đình biết phân biệt thế nào là luật đời và luật Chúa, quyết tâm không đối xử với nhau theo kiểu luật đời, nhưng sống chu toàn lề luật Chúa, để bảo đảm được bình an, hạnh phúc gia đình đến

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*