Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

DẠY CON TỪ THUỞ CÒN THƠ

TRẦM THIÊN THU

Bé nhút nhát hay bướng bỉnh? Bé thích nhõng nhẽo hay lúc nào cũng huỳnh huỵch như đô vật? Dù ở bất cứ trạng thái nào, bé cũng rất cần đến sự quan tâm, hướng dẫn của bố mẹ.

Dưới đây là những tình huống mà bé cần bạn nhất:

● BÉ 5 TUỔI NHƯNG BÉ KHÔNG BAO GIỜ DÁM NGỦ MỘT MÌNH, CHỈ NHẮM MẮT KHI CÓ BỐ MẸ NẰM BÊN.

Thử nhớ lại xem, trong quá khứ, có bao giờ bạn dọa bé: “Con nhắm mắt lại ngay, kẻo ông kẹ bắt bây giờ.” Chính sự dọa nạt đó đã khiến bé trở thành một đứa trẻ nhút nhát.

Hãy khuyến khích, động viên bằng những câu chuyện cổ tích mà bạn kể cho con trước khi bé ngủ. Tuyệt đối không bao giờ được dọa hoặc tìm mọi cách làm cho bé sợ.

● KHI BÉ NGANG BƯỚNG VÀ LUÔN LÀM NGƯỢC LẠI NHỮNG GÌ BỐ MẸ DẠY BẢO

Trong trường hợp này, bạn đừng tự trách mình. Hãy cho trẻ biết những gì chúng có thể làm tốt và những gì cần phải cố gắng làm. Nếu trẻ cứng đầu vì không muốn làm theo ý bố mẹ, nên kiên nhẫn hỗ trợ bằng cách giải thích kỹ hơn, đừng nạt nộ kẻo chúng hoảng sợ.

● BÉ KHÔNG BIẾT NHƯỜNG NHỊN VÀ THƯỜNG XUYÊN GANH TỊ VỚI EM

Tuyệt đối không được đối xử phân biệt giữa bé và em vì trẻ con rất nhạy cảm. Có thể vì thế mà chúng sẽ nghĩ bố mẹ không còn thương yêu mình. Vô tình, chúng sẽ ghét em vì nghĩ rằng: “Sinh vật này ra đời đã chiếm mất bố mẹ của mình.”

Hãy dịu dàng kể cho con nghe em bé nhớ anh (chị) như thế nào khi nó đi học. Từ từ, chúng sẽ biết chia sẻ và nhường nhịn.

● BÉ DỄ NỔI CÁU, KHI BỰC MÌNH THƯỜNG VỨT HẾT ĐỒ CHƠI

Ở trường hợp này, tốt nhất, bạn nên nghiêm giọng nói với con: “Mẹ không muốn việc này lập lại lần nữa.” Nếu lần sau bé tiếp tục, bạn có thể phạt bằng cách cho đứng trong góc nhà. Vài lần như thế bé sẽ dè chừng hơn khi cơn giận bắt đầu bùng phát.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*