Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Chúa Nhật 30 Quanh Năm Năm A

Lm. Dân Chài (Phêrô)

Cộng đoàn phụng vụ rất thân yêu!

Hẳn chúng ta biết rằng tất cả các giới răn của Thiên Chúa được Chúa Giêsu tóm kết trong hai giới răn trọng nhất là “mến Chúa và yêu người.” Có bàn luận nhiều đến đâu đi nữa thì việc hiểu giới răn thì có vẻ dễ mà sống được giới răn thì khó biết bao nhiêu.

Giới răn trọng thứ nhất: “Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi.”

Giới răn trọng thứ hai: “Ngươi hãy yêu thương kẻ khác như chính mình ngươi.”

Gọi là hai giới răn trọng thực sự chỉ có một: Ai nói yêu thương cha mẹ mình mà anh chị em sống bất hòa thì không thể làm cha mẹ vui lòng. Sự yêu thương, hòa thuận giữa anh chị em với nhau làm cha mẹ vui lòng là sự bày tỏ lòng yêu mến cha mẹ chân thành nhất.

Nhưng trong thực tế, chúng ta dễ mắc vào ba thứ tội:

+ Tội thứ nhất, cố gắng yêu mến Thiên Chúa qua kinh nguyện, thánh lễ, đạo đức giả hình mà không quan tâm đủ đến anh chị em xung quanh.

+ Tội thứ hai, yêu thương tha nhân có đó nhưng một cách tự hào cá nhân, khoe mẽ, chứng tỏ mà không cậy dựa vào tình yêu Thiên Chúa, nhận ra mọi sự đều là Hồng Ân của Chúa ban tặng.

+ Tội thứ ba, cậy dựa vào chính mình hoặc thù ghén, oán trách Thiên Chúa dù biết rằng mọi sự đời sống sức khỏe, linh hồn thể xác của ta đều phụ thuộc nơi Ngài. Cũng chẳng yêu thương tha nhân, nhưng sống hưởng thụ, ích kỷ, không muốn phục vụ mà muốn người khác phục vụ mình. Tội thứ bà này dẫn đến bỏ quên Thiên Chúa, bỏ quên anh chị em mình mà tìm vinh quang của thế gian là tiền của, địa vị, hưởng thụ sa hoa, tội lỗi.

Như đã nói biết hiểu về giới răn thì có vẻ dễ nhưng sống được giới răn thật là khó. Như vậy, nếu trước tiên chúng ta chưa sống được bác ái thì hãy sống công bằng trước.

Theo bài đọc 1, bài Trích sách Xuất Hành có nói: “Nếu ngươi cho người nghèo khó nào trong dân cùng định cư với ngươi mượn tiền, thì ngươi chớ hối thúc nó như kẻ đặt nợ ăn lãi quen làm, và chớ bắt nó chịu lãi nặng.” Dựa vào câu này cho thấy rằng chúng ta phải giúp đỡ, quan tâm cho nhau vay mượn khi anh em mình gặp khó khăn. Chúng ta không được dồn ép, bắt chịu nợ nần lãi nặng. Đây là trên nguyên tắc bác ái. Nhưng ngược lại chúng ta cũng không được lợi dùng lòng tốt, bác ái của người khác quá đáng. Vì sách Xuất Hành có nói tiếp: “Nếu ngươi nhận áo sống của người láng giềng cầm cố, ngươi hãy trả lại cho kẻ ấy trước khi mặt trời lặn: vì nó chỉ có một áo ấy che thân, và không còn chiếc nào khác mặc để ngủ; nếu kẻ ấy kêu van đến Ta, Ta sẽ nhậm lời nó, vì Ta là Ðấng thương xót”. Sự cho vay mượn, cầm cố phải trả lại cho chủ nhân đúng thời điểm, chúng ta không được sống lợi dụng lòng tốt của người khác quá đáng. Nếu chúng ta không biết sống công bình, uy tín thì dễ gì chúng ta được giúp đỡ, được cho vay mượn lần thứ hai. Chúng ta cũng không được giả vở nghèo khổ, bệnh tật để lợi dụng lòng thương của người khác.

Như vậy, sống mến Chúa và yêu người trước hết chúng ta phải sống công bằng. Thiên Chúa là người Cha tạo dựng vũ trụ, muôn loài trong đó có chúng ta, chúng ta phải có bổn phận hiếu thảo, biết ơn Ngài. Mọi sự Thiên Chúa ban tặng cho tất cả mọi người, chúng ta không được cậy dựa quyền tiền mà vơ vét, bóc lột thừa hưởng cho riêng mình, gia đình mình, nhưng phải có một sự phân chia công bằng cho những người lao động và chia sẻ cho những ai chưa có khả năng lao động hoặc mất khả lăng lao động.

Xin tránh đi những đề cao thái quá về lòng bác ái, mà trước hết hãy tự hỏi mình đã sống công bình được hay chưa?

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*