Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Ý NGHĨA ĐAU KHỔ

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

“Càng đau khổ ở đời này thì sự đảm bảo của chúng ta ở đời sau càng lớn lao, hiện tại càng buồn phiền thì tương lai chúng ta càng có nhiều niềm vui.” (Thánh Isidore Seville)

Một lúc nào đó, tất cả chúng ta đều phải trải qua sự mất mát người thân yêu. Đó là một phần trải nghiệm của con người, là điều mà chúng ta không thể thoát khỏi. Ngay cả Chúa Giêsu cũng đã khóc trước cái chết của người bạn thân của Ngài là Ladarô khi Ngài mặc lấy nhân tính và trở thành Con Người. Là con người, đó là một trong những trải nghiệm khó khăn nhất mà chúng ta có thể chịu đựng và mỗi người đều đau buồn theo cách khác nhau.

Là Kitô hữu, chúng ta thật may mắn khi có thể tìm thấy niềm an ủi và bình an trong sứ điệp Thứ Sáu Tuần Thánh. Chính trong sự đau khổ và cái chết của Chúa Kitô, Ngài tỏ cho chúng ta thấy hành động yêu thương cao cả nhất. Chúa của chúng ta đã hy sinh mạng sống để ban cho chúng ta chuộc tội chúng ta và ban Ơn Cứu Độ cho chúng ta. Cái chết của Chúa Kitô không phải là sự kết thúc, mà là sự hoàn thành Giao Ước Cũ và là sự khởi đầu của Sự Sống Mới trong Ngài. Sự Phục Sinh của Chúa Kitô mang đến cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về Vương Quốc sắp đến và ban cho chúng ta niềm hy vọng rằng chúng ta có được sự sống vĩnh viễn trong Ngài.

Khi một người bạn trong nhóm chia sẻ đức tin của tôi đột ngột qua đời vì virus Corona, tôi biết rằng đó là điểm cuối của cuộc hành trình trần thế của anh ấy, nhưng không phải là điểm cuối cùng, vì là người Công giáo, chúng ta biết rằng Chúa Kitô đã chiến thắng tử thần. Vì những gì Ngài đã làm cho chúng ta mà Cửa Thiên Đàng đã mở ra, cho chúng ta cơ hội sống đời đời với Thiên Chúa Ba Ngôi. Dù bạn tôi đang ở Luyện Ngục hay Thiên Đàng, anh ấy vẫn là thành viên của mầu nhiệm Các Thánh Cùng Thông Công, và tôi biết rằng chúng ta đặc biệt hiệp nhất trong Bí tích Thánh Thể qua Thánh Lễ.

Giữa lúc đau buồn sau cái chết của anh bạn và nhận ra rằng tôi sẽ không bao giờ nhận được cuộc gọi hay tin nhắn từ anh nữa, chính đức tin Công giáo đem đến cho tôi niềm an ủi vì anh không còn đau khổ nữa. Sự đau khổ mà chúng ta chịu đựng chỉ là một thời gian ngắn so với phần thưởng là sự sống đời đời mà Thiên Chúa đã hứa ban cho chúng ta trên Thiên Đàng.

Sau cái chết của người thân yêu, món quà tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể tặng cho họ là dâng lễ cho họ. Nếu những người thân yêu của chúng ta thực sự đang ở Luyện Ngục và cần chúng ta giúp đỡ một chút để đưa họ lên Thiên Đàng thì cách tốt nhất mà chúng ta có thể hỗ trợ họ là dâng lễ cho họ. Chúng ta không nên cho rằng những người thân yêu của mình sẽ tự động lên Thiên Đàng sau khi chết vì họ có thể cần một thời gian thanh tẩy trước khi bước vào Thiên Đàng. Giáo lý Công giáo định nghĩa Luyện Ngục là “sự thanh tẩy, để đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui thiên đàng,” điều được trải nghiệm bởi những người “chết trong ân sủng và tình bạn của Thiên Chúa, nhưng vẫn chưa được thanh tẩy hoàn toàn.” (GLCG 1030) Giáo Lý nói rõ rằng “cuộc thanh tẩy cuối cùng này đối với những người được chọn… hoàn toàn khác với hình phạt dành cho những kẻ bị đày đọa.” (GLCG 1031)

Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, tôi thấy mình đau buồn vì những mất mát khác nhau trong đời, từ việc những người thân yêu phải chịu cái chết trần thế cho đến việc đau buồn khi mất ơn gọi tu trì. Nhưng tôi biết rằng vẫn có hy vọng cho dù tôi trải qua bao đau khổ trên thế gian này bởi vì Chúa Kitô ban cho tôi niềm hy vọng vào Sự Phục Sinh của Ngài. Mặc dù bóng tối và sự hoang tàn của Thứ Sáu Tuần Thánh và sự lặng lẽ của Thứ Bảy Tuần Thánh, chúng ta biết rằng sẽ luôn có Chúa Nhật Phục Sinh. Con đường dẫn tới Thiên Đàng ở phía trước tôi nếu tôi ở gần Chúa và tiếp tục phấn đấu đạt tới sự thánh thiện và sự sống vĩnh hằng với Thiên Chúa trên trời.

CHRISTINA M. SORRENTINO

Thứ Bảy Tuần Thánh – 2024
zz.jpg

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*