Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

ĐỨC MẸ CỨU GIÚP CHÚNG TA

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Catholic.com)

Với Đức Maria – từ Cuộc Truyền Tin đến Tiệc Cưới Cana và đến Đồi Canvê – chúng ta thấy có một lời kêu gọi duy nhất trong tất cả dân Chúa.

Kinh Thánh nói rất rõ ràng rằng Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Độ của chúng ta. Ngài vừa là nguyên nhân đầu tiên của sự cứu độ chúng ta với tư cách Thiên Chúa vừa là nguyên nhân khí cụ trong nhân tính của Ngài. Do đó, trong 1 Tm 2:5, Thánh Phaolô mô tả Đức Kitô trong bản chất con người của Ngài là “Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người,” trong khi Tt 2:13 gọi Ngài là “Thiên Chúa vĩ đại và Đấng cứu độ chúng ta.”

Dt 7:23-25 sử dụng thuật ngữ “chuyển cầu” như một từ đồng nghĩa với “trung gian” và thêm vài câu ngắn đó, Chúa Giêsu Kitô là Đấng cứu độ chúng ta. Chúng ta có thể nói rằng nếu thư gởi giáo đoàn Do Thái gọi Đức Kitô là Đấng chuyển cầu cho chúng ta, thì thư gởi Timôthê cho biết rằng sự cầu thay nguyện giúp đang hoạt động: “Thật vậy, chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: đó là một con người, Đức Kitô Giêsu.” (1 Tm 2:5)

Số tư tế trước đây rất nhiều, vì họ bị cái chết ngăn cản không cho tiếp tục tại vị; nhưng Đức Kitô giữ chức tư tế vĩnh viễn, ngài tiếp tục mãi mãi: “Đức Giêsu, chính vì Người hằng sống muôn đời, nên phẩm vị tư tế của Người tồn tại mãi mãi. Do đó, Người có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa. Thật vậy, Người hằng sống để chuyển cầu cho họ.” (Dt 7:24-25)

Chúa Kitô là Đấng chuyển cầu duy nhất của chúng ta, cứu linh hồn chúng ta trong quá trình này. Nhưng đó có phải là kết thúc câu chuyện?

Mặc dù Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế, Đấng Trung Gian và Đấng Chuyển Cầu duy nhất của chúng ta, nhưng Thánh Phaolô vẫn thúc giục tất cả Kitô hữu cũng là “những người cầu thay nguyện giúp” trong Đức Kitô: “Trước hết, tôi khuyên ai nấy dâng lời cầu xin, khẩn nguyện, nài van, tạ ơn cho tất cả mọi người, cho vua chúa và tất cả những người cầm quyền, để chúng ta được an cư lạc nghiệp mà sống thật đạo đức và nghiêm chỉnh. Đó là điều tốt và đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng cứu độ chúng ta.” (1 Tm 2:1-3)

Làm sao có thể?

Một cách hiểu Kinh Thánh là coi Giáo Hội như Thân Thể của Đức Kitô, được Thánh Phaolô mô tả trong 1 Cr 12:12-27. Mối quan hệ giữa Đức Kitô và Giáo Hội của Ngài mật thiết đến nỗi Ngài có thể nói với Thánh Phaolô trước khi hoán cải: “Saolê, Saolê, tại sao ngươi bắt bớ ta?” (Cv 22:7) Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng Giáo Hội là Đức Kitô, được mở rộng trong thế giới này: “Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh; mà Hội Thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn.” (Ep 1:22-23)

Do đó, trong nhiều câu Kinh Thánh nói rõ rằng mặc dù Chúa Giêsu Kitô là Đấng Cứu Thế của chúng ta, nhưng Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội vai trò thứ cấp trong việc cứu độ. Mỗi thành viên phải hợp tác với ân sủng của Thiên Chúa, làm như vậy là tham dự vào việc cứu độ linh hồn mình và góp phần vào việc cứu độ linh hồn những người khác. Ví dụ:

– Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người. (1 Cr 9:22)

– Tôi xin ngỏ lời với anh em là những người gốc dân ngoại. Với tư cách là Tông Đồ các dân ngoại, tôi coi trọng chức vụ của tôi, mong sao nhờ vậy mà tôi làm cho anh em đồng bào tôi phải ganh tị, và tôi cứu được một số anh em đó. (Rm 11:13-14)

– Chị là vợ, biết đâu chị chẳng cứu được chồng? Hay anh là chồng, biết đâu anh chẳng cứu được vợ? (1 Cr 7:16)

(Xin xem thêm 2 Cr 1:6; Cl 1:24; 1 Tm 4:16; Gc 5:19-20; Gđ 22-23; Kh 19:7-8)

Thánh Phaolô cũng mô tả động lực này bằng cách sử dụng ẩn dụ: “Vậy Apôlô là gì? Phaolô là gì? Đó là những tôi tớ đã giúp cho anh em có đức tin, mỗi người đã làm theo khả năng Chúa ban Tôi trồng, anh Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên. Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả, nhưng Thiên Chúa, Đấng làm cho lớn lên, mới đáng kể. Kẻ trồng người tưới đều như nhau, nhưng ai nấy sẽ được thù lao theo công khó của mình. Thật vậy, chúng tôi là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên.” (1 Cr 3:5-9)

Các Kitô hữu được ban quyền “gieo hạt giống” Phúc Âm và “tưới nước,” nhưng chỉ một mình Thiên Chúa “đem lại sự gia tăng” trong tiến trình cứu độ. Cả ba điều này đều rất cần thiết cho tiến trình – thậm chí đến mức Thánh Phaolô có thể coi các Kitô hữu như “người cộng tác” của Thiên Chúa trong việc đưa mọi người đến với đức tin. Theo nghĩa đó, tất cả Kitô hữu đều là “những người hiệp thông cứu chuộc” với Đức Kitô.

Nếu tất cả các Kitô hữu được kêu gọi để “cứu các linh hồn” theo cách nhân quả thứ cấp đó, làm sao chúng ta có thể không bao gồm Mẹ Thiên Chúa trong số đó? Thực sự là chúng ta phải như vậy. Nhưng với Mẹ Maria, chúng ta thấy có sự kêu gọi duy nhất trong tất cả dân Chúa. Trong khi tất cả các chi thể khác trong Thân Thể của Đức Kitô được kêu gọi để cộng tác với ân sủng của Thiên Chúa trong việc cứu độ linh hồn của bạn bè, người thân, những người mà họ tiếp xúc,… thì chỉ một mình Đức Maria được kêu gọi để đưa trọn vẹn Đức Kitô đến thế gian. Vì vậy, chỉ một mình Đức Mẹ được kêu gọi để cứu cả thế giới cùng với Con Yêu Dấu và là Đấng Cứu Độ duy nhất của chúng ta – Đức Giêsu Kitô.

Trong Cuộc Truyền Tin (Lc 1:31-45), Đức Maria được mặc khải là khí cụ nhân loại duy nhất và là người duy nhất để “chuyển” Chúa Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta, đến thế gian. Sự nhập thể là sự kiện độc nhất vô nhị, và Đức Maria là người duy nhất có liên quan. Không ai nào khác ngoài Đức Maria đã góp phần tạo nên nhân tính nơi Chúa Giêsu.

Không cần thông minh về trí tuệ để hiểu rằng lời “xin vâng – fiat” của Đức Maria báo hiệu rằng Trinh Nữ ấy đã tự do khi trả lời sứ thần. Hệ quả của điều này thật đáng kinh ngạc: khi nói “xin vâng,” Đức Mẹ đã dọn đường cho Chúa đến thế gian cứu chúng ta. Đó là định nghĩa trong sách về Đức Maria là Đấng hiệp thông cứu chuộc. Đức Mẹ đã hợp tác với ân sủng của Thiên Chúa trong việc cứu chuộc toàn thế giới.

Tiệc cưới tại Cana (Ga 2:1-11) cũng đầy ý nghĩa. Bản văn này còn nhiều điều hơn chúng ta xem xét ở đây, nhưng trước tiên chúng ta hãy xem xét các tài liệu tham khảo trong Kinh Thánh cho biết rằng, như Ađam Mới và Êva Mới, Chúa Giêsu và Mẹ Maria đã tóm lại tất cả những gì đã mất trong Vườn Địa Đàng. Sau đó, chúng ta hãy tập trung vào Đức Mẹ, nhấn mạnh đặc biệt tới sự cứu độ.

Tin Mừng theo Thánh Gioan bắt đầu bằng những từ mà bất cứ ai quen thuộc với Cựu Ước sẽ liên kết với sách Sáng Thế, chương 1: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời.” Không phải ngẫu nhiên mà Thánh Gioan đặt tiệc cưới vào “ngày thứ bảy” trong bảy “ngày” rõ ràng mà ông đặt ra trong Ga 1-2. Quay trở lại bảy ngày của cuộc sáng tạo: Ngày 1 diễn ra trong St 1:1-3, ngày 2 diễn ra trong St 1:6-7, ngày 3 diễn ra trong St 1:11-13, ngày 4 diễn ra trong St 1:14-19, ngày 5 diễn ra trong St 1:20-23, ngày 6 diễn ra trong St 1:24-31, và ngày 7 diễn ra trong St 2:1-4.

Nhưng mọi thứ vẫn như “chết.” Thiên Chúa “làm mới” vũ trụ và tạo niềm vui cho Ađam bằng cách lấy xương sườn của Ađam mà tạo nên Êva. (St 2:5-25) Mọi sự đã đổi mới hoàn toàn. Trong Tân Ước, Thánh Gioan thị kiến thấy “trời mới và đất mới,” (Kh 21:1) và chính Thiên Chúa xác định: “Này đây Ta đổi mới mọi sự.” (Kh 21:5)

Tại tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu sử dụng từ “bà” để nói với Mẹ Ngài. (Ga 2:4) Điều đó ám chỉ Đức Mẹ là người nữ trong Cựu Ước: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.” (St 3:15) Và “Cho tới bao giờ, ngươi còn lang thang đây đó, hỡi cô gái phản bội? Vì Đức Chúa tạo ra điều mới lạ trên mặt đất: đó là đàn bà bao quanh đàn ông.” (Gr 31:22)

Qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ, Chúa Giêsu thực hiện dấu lạ đầu tiên và biểu lộ vinh quang của Ngài với tư cách là Đấng Mêsia, Đấng Được Xức Dầu của Thiên Chúa. Êva Mới là một phần không thể thiếu trong sứ vụ của Ađam Mới.

Bởi vì công việc được làm nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ, các tông đồ đã tin Chúa Giêsu. Vì vậy, Đức Mẹ là khí cụ không chỉ trong việc “khai sinh” sứ vụ của Đức Kitô, trong đó Ngài không chỉ “đổi mới mọi sự” (Kh 21:5) mà còn “khai sinh” đức tin của các tông đồ – đức tin khác với điều “không thể làm đẹp lòng Thiên Chúa.” (Dt 11:6)

Đức Mẹ chuyển cầu cho những người tại tiệc cưới, họ là biểu tượng của toàn thể dân Chúa – những người được mời tới bữa tiệc quan trọng hơn, đó là “ngày cử hành hôn lễ Con Chiên.” (Kh 19:7-9)

Cuối cùng, dấu lạ đầu tiên của Chúa Giêsu, do sự chuyển cầu của Đức Maria, là biến đổi “sáu chum đá” chứa nước thanh tẩy – nước rửa của Giao Ước Cũ – hóa thành rượu, biểu tượng sự hoàn thiện của Giao Ước Mới. Không có gì ngăn cách Đức Maria khỏi sứ vụ khai mạc Giao Ước Mới của Con Trai từ đầu cho đến cuối.

Trong Lc 2:34-35, tiên tri Simêon nói với chúng ta về “dấu hiệu cho người đời chống báng.” Thập Giá được đặt làm dấu hiệu cứu rỗi cho “nhiều người” ở Israel. Đồng thời ông cũng tiết lộ rằng “một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn” của Đức Mẹ. Tại sao? Để những tâm tư của nhiều trái tim sẽ được bộc lộ. Chúa Giêsu và Đức Mẹ sẽ đau khổ để “nhiều người” được cứu độ!

Ga 19 cho biết rằng khi Chúa Giêsu trên Thập Giá bảo tông đồ Gioan nhận Đức Maria làm Mẹ, chúng ta thấy được sự ứng nghiệm của lời tiên tri này. Ở mức độ tự nhiên, chúng ta biết rằng không ai đau khổ như người mẹ khi thấy con mình đau khổ. Nhưng được ban ân sủng và kết quả hiểu biết về Đức Kitô mà chắc chắn Đức Mẹ đã có, đã phải chịu đựng nhiều hơn bất kỳ người nào đã từng hoặc sẽ phải chịu đựng. Mặc dù nỗi đau của Đức Mẹ không thuộc về thể xác, nhưng đau khổ đó dữ dội hơn bất kỳ đau khổ nào mà chúng ta có thể cảm nhận, bởi vì không ai trong chúng ta có thể yêu thương như Đức Mẹ.

Chính dưới chân Thập Giá, trong giờ phút thánh thiện với nỗi đau tột cùng của Đức Mẹ, Chúa Giêsu đã cho Mẹ làm Mẹ thiêng liêng của Thánh Gioan, điều đó càng nối kết nỗi đau của Mẹ với việc cứu các linh hồn một cách rõ ràng hơn. Thánh Gioan xác nhận với chúng ta rằng ngài đại diện cho tất cả các Kitô hữu và cho toàn thể Giáo Hội. Thánh Gioan xác định rằng Đức Maria không chỉ là Mẹ của Chúa Giêsu và Mẹ thiêng liêng của ông, mà Đức Mẹ còn là Mẹ của tất cả “những người tuân theo các điều răn của Thiên Chúa và giữ lời chứng của Đức Giêsu.” (Kh 12:17)

TIM STAPLES


Đêm 14-07-2022

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*