Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

CÁC QUỐC GIA CHỐNG KITÔ GIÁO

TRẦM THIÊN THU (theo Aleteia)

Một cuộc kiểm tra mới về đàn áp tôn giáo ở Âu châu đang thu hút sự chú ý về các cuộc tấn công và phân biệt đối xử chống lại các tín nhân Kitô giáo ở 5 nước EU. Bản báo cáo “Dưới Áp Lực: Nhân Quyền của Kitô hữu ở Âu châu” là kết quả của cuộc nghiên cứu kéo dài 2 năm của tổ chức OIDAC (Observatory on Intolerance Against Christians in Europe) – Đài Quan Sát về Sự Bất Khoan Dung Chống Lại Kitô hữu Ở Âu Châu.

Dữ liệu do OIDAC tích lũy năm 2019 và 2020 cho thấy rằng 5 quốc gia truyền thống theo Kitô giáo hiện có khả năng vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của Kitô hữu nhiều nhất. Các quốc gia được xác định là Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Anh và Thụy Điển.

Bản báo cáo 71 trang cho thấy thêm rằng tội ác căm thù chống Kitô giáo đã tăng 70% trên khắp Âu châu trong 2 năm qua. Mặc dù tình cảm chống lại Kitô giáo đang gia tăng trên khắp lục địa, nhưng 5 quốc gia được liệt kê cho thấy mức độ phổ biến nhất. Pháp và Đức được phát hiện là có nhiều trường hợp xảy ra nhất, nhưng các trường hợp nghiêm trọng nhất xảy ra tại Pháp và Tây Ban Nha. Bản báo cáo cho thấy điều này là “do hình thức phản động của chủ nghĩa thế tục.”

Hai “động lực đe dọa” chính đã ảnh hưởng đến đời sống Kitô giáo được nghiên cứu xác định là sự bất khoan dung thế tục và sự đàn áp Hồi giáo. Trong 2 động lực đó, sự bất khoan dung thế tục là yếu tố thúc đẩy mạnh nhất. Bản báo cáo gợi ý rằng một yếu tố góp phần vào sự bất khoan dung thế tục là tình trạng không hiểu biết tôn giáo ngày càng tăng, hoặc khả năng hiểu đức tin không phải của mình.

Mặt khác, sự đàn áp Hồi giáo thì cô lập hơn một chút. Bản báo cáo lưu ý rằng ở một số khu vực “nóng,” những người cải đạo theo Kitô giáo đã trở thành nhóm rất dễ bị tổn thương. OIDAC gợi ý rằng dữ liệu ch thấy rằng nhiều người cải đạo phải đối mặt với sự bất khoan dung và thậm chí là bạo lực từ các cộng đồng tôn giáo cũ của họ. Tuy nhiên, họ lưu ý rằng có rất ít nghiên cứu được thực hiện về hoàn cảnh của họ và hoàn cảnh của họ thường bị chính quyền làm ngơ.

Người ta thấy 5 quốc gia được liệt kê cũng có vấn đề liên quan việc bảo vệ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN và QUYỀN PHẢN ĐỐI CÔNG TÂM. Ở Anh, ngày càng có xu hướng truy tố lời nói tôn giáo là “lời nói căm thù.” Tỷ lệ thủ tục pháp lý như vậy thấp hơn ở bốn quốc gia khác, nhưng ở các quốc gia này, những người theo Kitô giáo cho biết sự chú ý nhiều hơn đến “sự khắc kỷ.”

Khi đại dịch Covid-19 đang xảy ra, các nhà thờ đã bị phân biệt đối xử nhiều lần ở 5 quốc gia đã nêu tên. Điều này được thấy ở mức độ thấp hơn tại các quốc gia khác thuộc Âu châu, nơi xu hướng chung là phủ nhận tự do tôn giáo. Điều đó xuất hiện dưới dạng cấm thờ phượng, và giảm bớt việc thực hành tôn giáo như việc không thiết yếu.

Bản báo cáo kết luận rằng có một nhu cầu khẩn cấp đối với việc nghiên cứu thêm về vấn đề này. OIDAC lưu ý rằng “tôn giáo là một thực tế xã hội” và là THỰC TẾ CẤP THIẾT đối với một xã hội “ổn định và lành mạnh.”

Theo Catholic Register, chuyên gia Regina Polak – về xã hội học của tôn giáo và là người hỗ trợ báo cáo – cho biết trong một cuộc họp báo: “Đây là lời kêu gọi hành động toàn diện: trước hết, hỗ trợ nạn nhân, thúc đẩy nâng cao nhận thức các biện pháp và nghiên cứu.”

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*