Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Bác học Einstein có tin Thiên Chúa ?

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ UCANews.com)

Bác học Albert Einstein (1879-1955), một khoa học gia nổi tiếng nhất thế kỷ XX, sinh trong một gia đình Do Thái giáo. Hồi nhỏ, ông có một thời rất sùng đạo, nhưng lúc ông đọc 12 cuốn sách khoa học và ông tin rằng nhiều truyện trong Kinh thánh không có thật. Thế là ông xa rời việc giữ đạo.

Có một số các khoa học gia vô thần. Trong cuốn The God Delusion (Ảo tưởng Thiên Chúa), Dawkins viết: “Đôi khi Einstein gợi lên danh xưng Thiên Chúa (và ông không là khoa học gia vô thần duy nhất làm như vậy), tạo nên sự hiểu lầm” (trang 36 của cuốn Deus, un delírio, NXB Brazil). Và ông tuyên bố “người biện hộ tôn giáo” (religious apologists) là người “cố gắng tuyên bố Einstein là một trong những người của họ” (trang 39).

Riêng tôi cảm thấy “liên can” trong lời tuyên bố của Dawkins. Thật vậy, những năm trước, tôi đã trích dẫn câu nói nổi tiếng của bác học Einstein: “Khoa học không có tôn giáo là khập khiễng, tôn giáo không có khoa học là mù quáng” (Science without religion is lame, religion without science is blind). Và tôi nói thêm: “Trong sự chín chắn của ông, Einstein đã bênh vực một ‘sự sùng mộ vũ trụ’ (cosmic religiousness) dựa vào sự hiện hữu của sức mạnh siêu lý trí, được tiết lộ trong vũ trụ khó hiểu” (Experiência de Deus: presença e saudade. 2ª ed. revista. São Paulo: Loyola, 2002, trang 14).

Để làm rõ mọi nghi ngờ, độc giả có thể xem tiểu sử mới nhất và đầy đủ nhất của bác học Albert Einstein trong cuốn “Einstein: His life and universe” (Einstein: Cuộc đời và Vũ trụ, xuất bản năm 2007) của tác giả Walter Isaacson, bản chuyển ngữ sang tiếng Bồ Đào Nha của dịch giả Companhia das Letras (Einstein: sua vida, seu universo. São Paulo, 2007). Isaacson chỉ ra một chương đầy đủ đối với vấn đề “Thiên Chúa của Einstein”. Trong chương này, tác giả mô phỏng các lời tuyên bố của Einstein – cha đẻ của thuyết tương đối – để cho phép coi ông là một người tôn giáo (theo nghĩa rộng) và các lời tuyên bố khác đã khiến ông xa rời niềm tin Kitô giáo Do Thái giáo.

Vả lại, tác giả trích dẫn câu nói nghịch lý của Einstein: “Tôi là người không có niềm tin tôn giáo mà rất tôn giáo” (I’m a deeply religious non-believer).


Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*