Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

CHÚA KI-TÔ PHỤC SINH LÀ NGUỒN MẠCH SỰ SỐNG MỚI

PM. Cao Huy Hoàng

https://www.youtube.com/watch?v=6hxH6UYSf7Q

MỪNG KÍNH ĐẠI LỄ PHỤC SINH 2024

Thứ Bảy Tuần Thánh- Lễ Vọng Phục Sinh

Giu-se Đào văn Định

Lời Chúa: ( Rm 6,3-11; Mc 16,1-7; Cv 10, 40-43; 1 Cr 15; 3b-5; Ep 2,4)

“Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, dúng như lời Kinh Thánh, rồi người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê-pha rồi với nhóm Mười Hai.” (1 Cr 15,3b-5)

“Thiên Chúa giàu lòng thương xót rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vi sa ngã, Người cũng đã cho chúng ta được cùng sống với Đức Ki-tô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ ! Người đã cho chúng ta được cùng sống lại và cùng ngự trị với Đức Giê-su Ki-tô trên cõi trời.” ( Ep 2,4-6)

Dẫn nhập

Lễ Phục sinh là ngày lễ mà Giáo Hội Công Giáo và những người theo Ki-tô khác tưởng niệm sự sống lại của Đức Giê-su đã đánh bại thần chết, khai đường mở lối cho nhân loại đi vào cuộc sống mới muôn đời. Lễ Phục Sinh có nguồn gốc từ lễ Vượt Qua của Do Thái Giáo dưới ánh sáng Tin Mừng, Thiên Chúa đã cho thấy ý nghĩa của những kỳ công mà Ngài đã thực hiện trong Cựu Ước: Sự kiện Biển Đỏ tượng trưng cho dòng nước thanh tẩy, và dân Do Thái thoát vòng nô lệ là hình ảnh của dân Chúa ngày nay. Vì vậy niềm tin về biến cố phục sinh của Đức Giê-su là quan trọng nhất đối với người Ki-tô hứu. Đó là dấu hiệu cho thấy tội lỗi và cái chết có thể được chiến thắng và mọi người tin có thể được hưởng hạnh phúc bên Chúa mãi mãi trên thiên đàng.

l. Lịch sử ngày lễ Phục Sinh

Từ những thế kỷ đầu tiên sau Chúa Ki-tô, đã có cuộc tranh luận giữa một số nhà lãnh đạo Giáo Hội ở phương Đông và ở phương Tây về ngày thích hợp tổ chức Phục sinh. Năm 190, Đức Thánh Cha Victor I, đã truyền dạy rằng lễ này phải được cử hành vào ngày Chúa nhật. Năm 325, Công Đồng Ni-cêa tuyên bố rằng lễ Phục Sinh phải được tổ chức vào ngày Chúa Nhật thứ nhất sau ngày trăng rằm đầu tiên của mùa Xuân. Tuy nhiên toàn bộ Giáo Hội Công giáo Lã Mã đã không chấp nhận phương pháp tính niên đại này cho lễ Phục Sinh cho đến thế kỷ thứ 7, Chúa Nhật Phục Sinh vẫn là một ngày lễ được linh động tổ chức vào Chúa nhật từ 22 tháng 3 đến 25 tháng 4. [1]

Lễ Phục sinh nhằm giảng dạy, công bố và tôn vinh sự phục sinh vinh hiển của Đức Giê-su và nhờ ân sủng của Thiên Chúa con người được tha thứ tội lỗi. Đó là thời gian tràn đầy niềm vui và hy vọng vì Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết như Ngài đã hứa và ban ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại. Thánh lễ Đêm Vọng Phục Sinh là một thời gian tuyệt vời với những người dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm: Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể. Đó cũng là thời điểm mà tất cả tín hữu trung thành lập lại lời hứa rửa tội để được cùng chết với Đức Giê-su qua bí tich Thánh Tẩy và được sống lại với Chúa khi họ cử hành Thánh Thể, tiến lên trong cuộc đời mới và mong chờ sự trở lại vinh quang của Chúa Giê-su Ki-tô.

Lễ Phục Sinh là một ngày trọng đại và vui tươi nhất của Giáo Hội mà người tín hữu chuẫn bị đón mừng trong mùa Chay và Tuần Thánh. Việc Giáo Hội cử hành lễ Phục Sinh kéo dài 50 ngày, bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh và kết thúc vào Chúa Nhật lễ Hiện Xuống.

II. SỐNG MẦU NHIỆM PHỤC SINH:

Bài Trình thuật Tin Mừng Thánh Mác-cô lễ Vọng Phục Sinh, các người phụ nữ bà Ma-ria Mác-đa-la, với bà Ma-ria mẹ ông Gia-cô-bê,và bà Sa-lô-mê đi đến mộ để xức dầu thơm cho Chúa Giê-su, họ thấy tảng đá che ngoài cửa mộ đã lăn sang một bên, nhưng không thấy xác Thầy trong mộ. Họ đang thắc mắc và bối rối thì được một thiên thần báo tin:”Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Đức Giê-su Na-da-rét, Đấng bị đóng đinh chứ gì! Người đã chỗi dậy rồi, không còn đây nữa [2}. Chỗ đặt Người đây này!” (Mc 16.6), và thiên thần truyền cho các bà về báo tin cho Phê-rô và các Tông đồ. Chúa sẽ gặp các ngài tại Ga-li-lê.

Sứ điệp của ngôi mộ trống là gì? Nếu không phải là dấu chỉ của sự phục sinh theo Kinh Thánh. Thực vậy, Thánh Phao-lô đã khẳng định: “Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, dúng như lời Kinh Thánh, rồi người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. Người đã hiện ra với ông Kê-pha rồi với nhóm Mười Hai.” (1 Cr 15,3b-5). Đức Giê-su là Thiên Chúa hằng sống nên Ngài không thể bị chôn vùi trong cõi chết. Chính Thần Khí của Chúa Cha đã phục sinh Đức Giê-su Ki-tô. Vì vậy biến cố phục sinh không phải chỉ có tính cách lịch sử, mà hơn thế còn là một mầu nhiệm trung tâm, là nền tảng của niềm tin của người tín hữu. Chính vì thế Giáo Hội mời gọi tín hữu hãy xác tín và sống linh đạo mầu nhiệm : “Đức Giê-su Ki-tô Phục Sinh” như nguyên ủy của nguồn mạch sự sống của người tín hữu trong đời sống siêu nhiên, công việc tông đồ và trong mọi lãnh vực cuộc sống trần thế.

1. Mầu nhiệm Phục Sinh là bí quyết sống can đảm và niềm tin sống động phong phú của người Ki-tô hữu.

Đấng Đáng Kính Hồng Y Phan-xi-cô Nguyễn văn Thuận khuyên nhủ tín hữu trước muôn ngàn thử thách đau khổ, con hãy sốt sắng tin tưởng và đọc nhiều lần: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy.” Nhờ đó, khi phải đối phó với những thử thách trong cuộc sống, ngưởi Ki-tô hữu tìm thấy sức mạnh trong niềm hy vọng bởi vì những đau khổ đời này chẳng thấm vào đâu so với vinh quang sắp tới sẽ được giải bày cho chúng ta. (ĐHV 647, Rm 8,18, GH 8d; MV 21b; TG 8). Và cùng một ý nghĩa, Đức TGM Victor Manuel Fenandez giảng giải cho chúng ta xác tín hơn vào mặc khải về sự giàu có vô tận của Đức Giê-su Ki-tô Phục Sinh, mà luôn được trao ban cho chúng ta mỗi khi chúng ta tham dự vào hiến tế thập giá của Chúa Ki-tô. Vì vậy, mầu nhiệm Phục Sinh có một sự trọn vẹn vô hạn lớn hơn tất cả những khái niệm về sự sống, và sự đổi mới mà các thần học gia suy diễn, và chỉ nhờ Thần Khí dẫn đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm cao cả đó. Chúng ta sẽ không bao giờ múc cạn được nguồn sự sống vô biên và phong phú của Đấng Phục Sinh. (Victor Manuel Fernandez- Los Cindo Minutos del Espiritu Santo – 5 Phút của Chúa Thánh Thần- p.85)

2. Mầu nhiệm Phục Sinh là ánh sáng, men và muối cho cuộc đời Ki-tô hữu

Thật vậy, mầu nhiệm Phục Sinh là men cho trái tim, là muối mang lại sự sống cho tâm hồn, là ánh sáng xua tan bóng tối và mang lại mục đích ý nghĩa và giá trị cho ơn gọi, sứ mạng, và công việc trần thế của chúng ta. Với tư cách là một Ki-tô hữu, nhờ phép rửa tội chúng ta được thấm nhuần tình thần của Chúa Giê-su Ki-tô và đang sống giữa trần gian, nhờ Chúa Thánh Thần, chúng ta có bổn phận phải làm sống động từ bên trong như men trong bột, như muối sống giữa thối nát, và sắp đặt công việc và trật tự trần thế theo ánh sáng Chúa Ki-tô Phục sinh, hầu chữa lành và phục hồi một thế giới tội lỗi, và cộng đồng nhân loại đang bị tan vỡ nơi bản thân, gia đình, cộng đoàn và quốc gia do bởi chiến tranh xung đột, tranh dành quyền lực và lãnh thổ giữa các quốc gia. Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II trong Thông Điệp”Tin Mừng về Sự Sống” đã lên tiếng cảnh báo về nạn phá thai hủy diệt sự sống, mọi thứ giết người, làm chết êm dịu, tra tấn thân xác hay tinh thần... (Joannes Paulus PP.II- Evangelium Vitae to the whole Church on the Value and Inviolability of Human Life).

Và nhất là sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đạt tới mức chưa từng thấy dẫn đến việc phá hủy môi trường sống, và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhiều loài động vật, đẩy chúng đến gần bờ vực tuyệt chủng bởi sự vô cảm, thiếu vắng tình người, tinh liên đới nhân loại và trách nhiệm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì một thế giới tươi đẹp của trái đất “ngôi nhà chung” cho các thế hệ tương lai (Laudato Si of the Holy Father Francis on Care for Common Home & Fragil Beauty of Wildlife captured by Ly Dang).

Mặc dù ngày nay con người sống trong một thế giới văn minh, đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ, khoa học kỹ thuật và kinh tế, đem lại cho cuộc sống hiện tại đầy đủ tiện nghi xung túc, và hầu như thỏa mãn với sự hưởng thụ cuộc sống trần thế, không còn thiếu thốn gì nữa, và cảm thấy mình có thể làm được mọi sự.

Nhưng con người không biết tại sao mình sống ? mình đi về đâu? tương lai thế nào? Con người đang trải qua một cơn khủng hoảng về ý nghĩa của cuộc sống,và về niềm hy vọng.

Vì vậy Thánh Phao-lô khuyên dạy: Anh em đừng sống như những người không hy vọng, không biết cùng đích cuộc đời của minh, phải hối tiếc than van trước giờ chết. Nên bao lâu anh em còn sự sống trong sự sáng của Chúa Ki-tô, hãy tin vào sự sáng, để là con cái sự sáng. (Ep 2.12; Dt 6,17-19; 1 Tx 4,13; Ga 14,28; Rm 8,11)

3. Mầu nhiệm Phục Sinh cũng là niềm cậy trông và an ủi của người Ki-Tô hữu.

Trong cuộc lữ hành trần thế, chúng ta không bước đi một mình. Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh là sức mạnh vô biên, là ánh sáng muôn đời, Ngài dùng Hội Thánh như Bí tích kỳ diệu để công bố “Tin Mừng Phục Sinh” cho nhân loại và hoàn tất chương trình cứu độ muôn dân. Vi vậy là một Ki-tô hữu, chúng ta tin tưởng Chúa Ki-tô đang đồng hành với chúng ta và ban cho chúng ta ơn giải thoát khỏi sự ưu sầu, đau khổ, biến đổi chúng ta nên con người mới và thúc đẩy chúng ta biết sống yêu thương nhân ái, hiệp nhất với nhau trong gia đình nhân loại.

Lời Nguyện

Lạy Thiên Chúa Cứu Độ và nhân ái,

Đức Giê-su Ki-tô, Con Một Chúa đã chịu khổ hình thập giá và mai táng trong mồ, nhưng đã chiến thắng khải hoàn chỗi dậy, và khai đường mở lối cho chúng con vào cuộc sống mới vĩnh hằng, và cho vạn vật suy vong cũng được phục hồi nguyên vẹn như xưa là nhờ Chúa là căn nguyên tất cả. Ước chi tất cả chúng con nhìn nhận và nghiệm thấy rằng quyền năng Phục Sinh của Chúa Ki-luôn ở giữa mệt mỏi, bận tâm lo lắng, đau khổ và thử thách của chúng con.

Xin làm mới lại sự hiện diện của chúng con bằng một chút hạnh phúc viên mãn của Đức Giê-su Ki-tô Phục Sinh để bóng đêm của tội lỗi không thể đè bẹp được chúng con, và để có thể sống như một con người mới từ nay chỉ sống cho Chúa, và cảm nếm niềm vui của Chúa, trở nên chứng nhân nhiệt thành tham gia vào sứ mệnh loan báo Tin Mừng Chúa Phục Sinh cho toàn thể nhân loại tin Chúa Giê-su Ki-tô là Đức Chúa và là nguồn mạch sự sống. Amen

Tham khảo

[1] Catechism of the Catholic Church, second edition. Easter. Số 1169; Concise Catholic Dictionary- Easter. Trang 53.

[2] Thánh Kinh Tân Ước- Nhóm Phụng Vụ Các Giờ Kinh- Chỗi dậy, : Người đã được Thiên Chúa làm cho trỗi dậy, Một quả quyết quan trọng trong lời rao giảng tiên Khởi (Cv 2,23-24; 3.15; 4,10; 5.30; 10,40; 13,28-30).

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*