Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Biến Cố Đamas Làm Thay Đổi Cuộc Đời Phaolô

Mừng Lễ Kính Thánh Phaolô Tông Đồ Trở Lại 25/1/2011

Nhân ngày lễ mừng kính Thánh Phaolô tông đồ trở lại. Qua trang Baicamoi.com, con xin chúc mừng Bổn Mạng Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà, nguyên Giám mục Giáo phận Nha Trang, nguyên trưởng Ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Nguyện Xin Chúa ban thật nhiều hồng ân hồn xác xuống trên Ngài.

Các thư của Phaolô phác hoạ cho ta những nét đặc sắc, gây ấn tượng về bản lĩnh con người Phaolô. Ông là một nhân vật thật đặc biệt, nổi bật về mọi mặt; một người thông thái am tường lề luật, sống trung thành gắn bó với lề luật một cách rất nhiệm nhặt và khắt khe, vừa là nhà truyền giáo lừng danh, vừa là nhà thần học, linh hướng, tổ chức – lãnh đạo… Ngài quả là một thiên tài. Vì thế, thật khó mà phác hoạ về chân dung con người vĩ nhân này. Từ một con người sẵn sàng giết hại các Kitô hữu tàn bạo, với biến cố ngã ngựa, Chúa biến đổi ông thành thánh nhân, vị chiến sĩ bảo vệ va rao truyền Tin mừng, vị tông đồ của các dân ngoại.

1.1. Tiểu sử.
Thánh Phaolô ra đời không rõ chính xác vào năm nào, chỉ dựa vào thời gian viết thư Philêmon, trong đó Ngài nói rằng minh đã già và sách tông đồ tả ngài còn trẻ khi người ta ném đá Stêphanô (Cv 7, 58). Ngài sinh tại Tarsô trong vùng Cilicia (x. Cv 22, 3), nói tiếng Hylạp và là công dân Roma (x. Cv 21,39; 22, 25-28). Dựa vào nguồn sách tông đồ công vụ cho ta biết Ngài chào đời khoảng 5-10 sau Chúa Kitô dưới thời hoàng đế Augustô. Tên Do thái của ngài là Saulô (Cv 9,11); tên La mã là Phaolô (có nghĩa là nhỏ bé), có lẽ vì lý do này mà thánh nhân bị địch thù cười nhạo (2Cr 10,10). Cha mẹ là người Do thái, thuộc chi tộc Benjamin (Rm11,1; Pl 3, 5); gia đình khá giả thuộc nhóm phariseu, và là công dân La mã (Cv 21,39).

Phaolô được coi là ở ranh giới của ba nền văn hoá khác nhau: Roma, Do thái, Hylạp. Phaolô là một người biệt phái chính cống và là đệ tử của thầy Gamalien cả, theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất của nhóm biệt phái và có được một lòng hết sức nhiệt thành đối với lề luật Môsê (x.Gl 1,14; Pl 3,56). Ngay từ nhỏ đã học kỹ lưỡng kinh thánh cựu ước, đời sống cầu nguyện và làm việc chân tay.
1.2. Quê hương Phaolô.
Phaolô sinh tại Tarsô. Đây là một thánh phố danh tiếng thời trung  c
, nằm trong tỉnh Kilikia, phía Đông Nam Tiểu Á; là một thành phố cảng nơi giao thoa gặp gỡ của nhiều nền văn hoá, dân tộc và ngôn ngữ, rất nhộn nhịp và đón tiếp mọi thứ ảnh hưởng.

Thành phố Tarsô không chỉ là trung tâm thương mại buôn bán sầm uất, nhưng còn là một trung tâm văn hoá, có thể sánh với kinh đô Athêna của Hylạp hay Alexandria của Ai cập. Tôn giáo nơi đây cũng hỗn tạp, người ta đặc biệt tôn thờ thần Baal Tarz.
Trong thành phố Tarsô cũng có một nhóm người Do thái sinh sống như tại các thành phố quan trọng khác của Đế quốc, trong đó có gia đình của Phaolô.

1.3. Phaolô một con người sống chết cho lề luật Do thái

Được sinh ra và lớn lên trong gia đình của người biệt phái, ông luôn nhiệt thành, hăng say, sống và chết trung thành với lề luật của Do thái, tuyệt đối giữ những gì Thiên Chúa phán dạy qua Torah. Điều đó cho ta hiểu thái độ ban đầu của Phaolô khi đi lùng bắt các Kitô hữu, vì ông cho rằng những người đó là vi phạm lề luật mà bấy lâu nay cha ông của ông hằng tuân giữ và tôn thờ một mình Thiên Chúa độc nhất, ngoài Ngài ra không còn ai được tôn thờ như Ngài.

Do đó, ông không thể chấp nhận, tỏ ra giận ghét Stêphanô khi nói về Đức Kitô cho người Do Thái và vai trò của Đức Kitô trong công trình cứu độ nhân loai. Vì thế tất cả những người không tuân giữ luật Môsê là không thuộc về Do thái, làm ô uế đền thờ, cần phải có biện pháp để trừng trị. Hơn nữa, ông còn phải bảo vệ niềm tin độc thần, tôn thờ một Thiên Chúa duy nhất của dân tộc ông. Vì vậy ai đi ngược lại là chống đối.
Trước những nguy cơ về một nhóm người tự xưng là kitô trong đó có Stêphanô, loan truyền về một tên Kitô nào đó đã chết và phục sinh; ông coi đây là một “tà thuyết mới” và cần phải tiêu diệt ngay đối với hiểm hoạ này, và vì thế ông sẵn s
àng dùng bạo lực để đàn áp bắt bớ các kitô hữu (x.Cv 22,14). Theo ông, “tà thuyết mới này” còn là mối đe doa cho căn tính Do thái, cho sự chính thống của tổ tiên ông. Chính vì thế, Phaolô được giao tín nhiệm và với lòng hăng say nhiệt thành với lề luật, ông sẵn sàng lên đường đi bắt các kitô hữu và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa “Anh em hẳn đã nghe nói tôi đã ăn ở thế nào trước kia trong đạo Do-thái : tôi đã quá hăng say bắt bớ, và những muốn tiêu diệt Hội Thánh của Thiên Chúa. Trong việc giữ đạo Do-thái, tôi đã vượt xa nhiều đồng bào cùng lứa tuổi với tôi : hơn ai hết, tôi đã tỏ ra nhiệt thành với các truyền thống của cha ông” (Gl 1, 13 – 14)

1.4. Biến cố Đamas làm biến đổi con người Phaolô

Trên đường đi Damas, để bắt hại các Kitô hữu. Trước lúc vào thành, Phaolô được Chúa Giêsu vinh hiển mạc khải và thay đổi cuộc đời cũng như hướng đi. Từ đó, một cách không ngờ ngài đã bắt đầu coi tất cả những gì trước đây là lý tưởng, cao quý, hầu như là lý do sống còn của sự hiện diện của ngài như “thiệt thòi và rác rưởi”(x. Pl 3,7-8), đó là sự công chính theo lề luật qua sự tự hào về sự hiểu biết và cố gắng sống theo lề luật, giờ chỉ là ảo tưởng. Trong biến cố Damas mà sách Công vụ thuật lại có rất nhiều chi tiết, nhưng tất cả chi tiết này đều chỉ về một biến cố là Đức Kitô Phục Sinh đã hiện ra trong một ánh sáng huy hoàng và nói với Saolô, biến đổi tư tưởng và chính cuộc đời của ngài. Anh sáng của Đấng Phục Sinh đã làm cho ngài bị mù, nhưng cũng trình bày cho chúng ta thấy thực tại nội tâm của ngài, là sự mù quáng của ngài đối với chân lý, với ánh sáng là Đức Kitô. Chính từ sự đáp trả của Phaolô đối với Đức Kitô trong phép Thánh tẩy, ngài được mở mắt và nhìn thấy. Do đó, thánh Phaolô được biến đổi bởi một biến cố, bởi sự hiện diện của Đấng Phục Sinh, mà ngài không thể chống cự nổi. Đấng mà ngài không bao giờ còn nghi ngờ nữa, bởi cuộc gặp gỡ này thật quá mãnh liệt và làm thay đổi cuộc đời tận gốc.

Hơn nữa, chính ngài còn nhắc lại biến cố này trong thư gởi tín hữu ở Galat 1,15-16. Đây là nguồn gốc và sứ vụ của ngài và là thời điểm quyết định. Chính biến cố này mà đối với ngài, Đức Kitô đã chiếm vị trí trung tâm nơi mà trước đối với ngài là mọi người Do Thái và lề luật. Ngài cũng là một chứng nhân cho sự sống lại của Chúa Giêsu mạc khải mà ngài đã trực tiếp nhận được từ Chúa Giêsu cùng với sứ vụ tông đồ, chứ không thông qua một trung gian nhân loại nào khác (Gl 1,11-12). Từ này trở đi, Phaolô sẽ không ngừng rao giảng Tin mừng và rao giảng về Chúa Kitô nhưng cũng không bao giờ tách biệt sự sống và sự chết của Người. Và đương nhiên lề luật Môsê bị huỷ bỏ và sự công chính phát xuất từ lòng tin vào Đức Kitô chứ không phải lề luật. Tựu trung lại, ta thấy rằng: từ việc là một người nhiệt thành đi bắt đạo nay biến đổi thành một tông đồ nhiệt thành rao giảng Tin mừng. Nói cách khác, nhờ biến cố Damas Phaolô đã tìm cho mình một lẽ sống mới đó là Đức Kitô trở thành trọng tâm trong cuộc đời của ngài (Pl 3,4-11). Vì vậy Phaolô hoàn toàn sống theo Đức Kitô sống vì và sống trong Đức Kitô (Gl 2,20).

Kết luận
Trong các vị tông đồ của Chúa, có lẽ Phaolô là một con người rất đặc biệt. Ông là người sinh sau đẻ muộn, Ơn gọi Ông cũng đặc biệt, và cá tính của ông lại càng đặc biệt hơn nữa. Thật khó mà nói chính xác về Phaolô, có lúc ông nghiêm khắc nóng nảy, nhưng cũng không thiếu những lúc ông lại người như người mẹ hiền từ. Ông là một con người có nhân cách sung mãn. Chỉ có một điều chắc chắn ta biết về Phaolô, một con người nhiệt thành và say mê Đức Kitô, sống và chết vì Tin Mừng của Đức Kitô. Vì tình yêu Chúa Kitô thúc bách thánh nhân sẵn sàng coi tất cả chẳng là chi so với mối lợi tuyệt vời là chính Đức Kitô.

Trích một phần trong bài viết “Tìm hiểu Tâm Lý PhaoLô Qua Các Thư” của Phaolô

Ân Vũ

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*