Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Mười Hai 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 11    
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

MÙA TỈNH THỨC và CẦU NGUYỆN

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)

I. NGÀY MONG ĐÊM ĐỢI

Cộng đoàn Taizé (Pháp) nổi tiếng về cách cầu nguyện, khuyến khích suy niệm Kinh Thánh, với các bài thánh ca diễn tả lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Vườn Dầu trước khi chịu khổ nạn. Ca từ lặp đi lặp lại: “Hãy ở lại với Thầy, hãy ở lại đây với Thầy, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, hãy tỉnh thức và cầu nguyện…”

Lời động viên này của Chúa Giêsu cũng giống như Mùa Vọng bắt đầu bằng lời cảnh báo của Chúa Giêsu: “Anh em phải coi chừng, phải tỉnh thức, vì anh em không biết khi nào Chúa của anh em đến.” (Mt 24:42; Mc 13:33)

Mùa Vọng là thời gian mong đợi Ngôi Hai Thiên Chúa giáng trần – và ngày Ngài tái lâm. Chúng ta hát nguyện: “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng chuộc tội. Marana Tha! Lạy Chúa, xin hãy đến! Lạy Đấng Emmanuel, xin mau đến!” Đấng mà chúng ta mong đợi là Thiên Chúa, là Đấng Mêsia. Ngài đến để bảo vệ chân lý, bảo vệ công lý, chứ Ngài không làm chính trị hoặc quân sự. Ngài khiêm nhường, tự hạ đến nỗi sinh làm một Hài Nhi nơi hang chiên lừa ngoài đồng hoang. Ngài vô gia cư! Còn chúng ta? Bạn làm gì trong Mùa Vọng này để chuẩn bị đón mừng Chúa giáng sinh? Đây là vài gợi ý:

1. TUẦN CẦU NGUYỆN

Nhiều người làm Tuần Cầu Nguyện từ Chúa Nhật I Mùa Vọng, và cứ tiếp tục làm Tuần Cầu Nguyện vài lần cho tới lễ Giáng Sinh. Việc cầu nguyện này giúp chúng ta chuẩn bị và hiểu biết về lễ Giáng Sinh. Mùa Vọng có lời cầu nguyện này: “Thật là hồng phúc trong giây phút Đức Trinh Nữ Maria sinh Con Thiên Chúa tại Belem vào nửa đêm, trong tiết trời giá lạnh. Lạy Thiên Chúa, xin chiếu cố chúng con, xin lắng nghe lời chúng con cầu nguyện, và ban cho chúng con trọn niềm mơ ước. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ, Con Thánh Mẫu Đồng Trinh Maria. Amen.”

2. KINH TRUYỀN TIN

Mỗi lần đọc Kinh Truyền Tin là chúng ta sống trong Mùa Vọng, giúp chúng ta tỉnh thức và mong chờ Con Chúa giáng sinh. Khi đọc Kinh Truyền Tin, chúng ta lặp lại lời Sứ thần Gáp-ri-en chào mừng Đức Maria, và đắm chìm vào Mầu Nhiệm Nhập Thể.

“Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người, và ở cùng chúng ta…” Trong phụng vụ lễ Giáng Sinh, chúng ta quỳ gối khi đọc đến câu: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần…” Việc quỳ gối để thể hiện lòng tôn thờ Ngôi Hai trong Mầu nhiệm Nhập thể. Đức Mẹ đã chịu cực khổ khi mong đợi Con Thiên Chúa ra đời suốt hơn 9 tháng. Cùng với Đức Mẹ, chúng ta đọc Kinh Truyền Tin để tỉnh thức với Đức Mẹ để hạnh phúc thấy Bình Minh Cứu Độ.

3. KINH MÂN CÔI

Đọc Kinh Mân Côi để mong đợi Chúa giáng sinh, đặc biệt là Mùa Vui: “Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu nơi hang đá. Xin cho con biết sống khó nghèo.” Kinh Mân Côi là kinh truyền thống lâu đời, mỗi khi suy niệm mầu nhiệm thứ Nhất và thứ Hai của Mùa Vui, chúng ta sống trong Mùa Vọng. Mỗi khi suy niệm mầu nhiệm thứ Ba của Mùa Vui, chúng ta sống trong lễ Giáng Sinh.

4. XƯNG TỘI

Xưng tội là việc cần thiết, không thể thiếu trong Mùa Vọng, vì đó là cách chúng ta giao hòa với Thiên Chúa, dọn đường cho Chúa Giêsu đến. Linh hồn sạch tội mới xứng đáng là “hang đá” cho Con Thiên Chúa ngự vào: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.” (Lc 2:14) Đồng thời chúng ta cùng Đức Mẹ tôn vinh Thiên Chúa qua bài Magnificat: “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người…” (Lc 1:46-55) Ngoài ra, chúng ta nên có một cuốn sách để đọc trong Mùa Vọng – gọi là đọc sách thiêng liêng.

II. TRƯỚC CỬA HANG ĐÁ

Mùa Vọng kết thúc. Chúng ta đang đứng trước hang đá và suy niệm về Tình Yêu bao lao của Thiên Chúa…

1. Tuần Cầu Nguyện

Từ ngày 17 tháng 12 tới Lễ Giáng Sinh là tuần đặc biệt. Tuần cầu nguyện này giúp chuẩn bị và hiểu biết về lễ Giáng Sinh. Mùa Vọng có lời cầu nguyện này: “Thật là hồng phúc trong giây phút Đức Trinh Nữ Maria sinh Con Thiên Chúa tại Belem vào nửa đêm, trong tiết trời giá lạnh. Lạy Thiên Chúa, xin chiếu cố chúng con, xin lắng nghe lời chúng con cầu nguyện, và ban cho chúng con trọn niềm mơ ước. Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ, Con Thánh Mẫu Đồng Trinh Maria. Amen.”

2. Kinh Truyền Tin

Mỗi lần đọc Kinh Truyền Tin là chúng ta sống trong Mùa Vọng, giúp chúng ta tỉnh thức và mong chờ Con Chúa giáng sinh. Khi đọc Kinh Truyền Tin, chúng ta lặp lại lời Sứ thần Gabriel chào mừng Đức Maria, và đắm chìm vào Mầu Nhiệm Nhập Thể: “Chốc ấy Ngôi Thứ Hai xuống thế làm người, và ở cùng chúng ta…”

Trong phụng vụ lễ Giáng Sinh, chúng ta quỳ gối khi đọc câu: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần…” Việc quỳ gối để tôn thờ Ngôi Hai trong Mầu Nhiệm Nhập Thể. Đức Mẹ đã chịu cực khổ khi mong đợi Con Chúa ra đời suốt hơn 9 tháng. Cùng với Đức Mẹ, chúng ta đọc Kinh Truyền Tin để tỉnh thức và hạnh phúc thấy Bình Minh Cứu Độ.

3. Kinh Mân Côi

Đọc Kinh Mân Côi để mong đợi Chúa giáng sinh, đặc biệt là Mùa Vui: “Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu nơi hang đá. Xin cho con biết sống khó nghèo.” Kinh Mân Côi là kinh truyền thống lâu đời, mỗi khi suy niệm mầu nhiệm thứ Nhất và thứ hai của Mùa Vui, chúng ta lại sống trong Mùa Vọng. Mỗi khi suy niệm mầu nhiệm thứ ba của Mùa Vui, chúng ta lại sống trong lễ Giáng Sinh.

4. Xưng Tội

Đây là việc cần thiết, không thể thiếu trong Mùa Vọng, vì đó là cách giao hòa với Thiên Chúa, dọn đường cho Chúa Giêsu đến. Linh hồn sạch tội mới xứng đáng là “hang đá” cho Con Chúa ngự vào: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.” (Lc 2:14) Đồng thời chúng ta cùng Đức Mẹ tôn vinh Thiên Chúa qua bài Magnificat: “Đời nọ tới đời kia, Chúa hằng thương xót những ai kính sợ Người…” (Lc 1:46-55)

Lạy Chúa, xin Ngài nhớ đến con bởi lòng thương dân Ngài, xin ngự đến viếng thăm mà ban ơn cứu độ. Xin cho con được thấy tỏ tường phần phúc lộc dành cho những người được Chúa chọn, để chúng con được vui niềm vui dân Chúa và cùng hiên ngang với gia nghiệp của Ngài.” (Tv 106:4-5)

Mùa Vọng – 2014

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*