Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

CHÚA KHÔNG CHỈ ĐỘNG LÒNG XÓT THƯƠNG

PM. Cao Huy Hoàng

09/12/2017 THỨ BẢY TUẦN 1 VỌNG
Cung Hiến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn
Mt 9, 35–10, 1.6-8

“Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương họ” (Mt 9, 36)
Chúa Giê-su rao giảng Tin Mừng, Người dạy dỗ và chữa lành. Thấy đoàn lũ dân chúng, Người động lòng xót thương vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn. Nhưng không dừng lại ở cảm xúc con người là động lòng thương, mà Chúa biến cảm xúc động lòng ấy thành việc biểu lộ tình thương ngay tức khắc. Một là Chúa bảo các môn đệ cầu xin Chúa Cha sai thợ gặt đến. Hai là Chúa sai các môn đệ đi đến với đoàn chiên bơ vơ, và ban quyền cho họ thực thi sứ vụ.

Giữa một thời đại mà con người trần gian quá chú trọng đến vật chất, và gần như mặn nồng với vật chất hơn là với con người, không ít thì nhiều, các tín hữu Chúa cũng đang bị lây nhiễm cách sống vô cảm giữa người với người. Vậy việc trước tiên là chúng ta sám hối những lần vô cảm, và xin cho được ơn biết chạnh lòng xót thương. Tiếp đến, hãy noi gương Chúa Giê-su mà biến cảm xúc động lòng thương ấy, thành việc làm yêu người ngay. Đừng chần chừ, đừng do dự. Từ chỗ chạnh lòng thương, đến việc tỏ lòng thương không xa lắm, nhưng cũng chẳng gần đâu. Từ trái tim, đến bàn tay, còn phải vượt qua một hố thẳm của tham lam ích kỷ. Vì thế, khi chạnh lòng thương, hãy thưa với Chúa ngay: “Lạy Chúa xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa”, và thực thi ngay việc của lòng thương. Và khi đã thực thi lòng thương, thì hãy nhớ:“Các con đã lãnh nhạn nhưng không thì hãy cho nhưng không”, nghĩa là không đòi hỏi người mình đã thi ân phải trả ơn, vì chính mình đã nhận lãnh bao hồng ân nhưng không của Thiên Chúa.

Lạy Chúa, xin giúp con biết chạnh lòng thương, và thực thi lòng thương với mọi người, vì Chúa đã thương con. A men.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*