Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

XÂY DỰNG LÒNG CAN ĐẢM

KHA ĐÔNG ANH

[Đăng trên Tạp chí Thanh Niên – Tuổi Trẻ Hạnh Phúc, số ra ngày 16-3-2017]
Tự điển Webster định nghĩa: “Can đảm là khả năng làm điều gì đó mà mình biết là khó khăn hoặc nguy hiểm”. Định nghĩa đúng, nhưng hình như vẫn thiếu “chất” phấn đấu thể lý và cảm xúc thực sự cần thiết để thể hiện lòng can đảm.
Để vượt qua những lúc khó khăn, người ta phải xây dựng lòng can đảm lớn hơn nỗi sợ hãi.
NHẬN BIẾT NỖI SỢ
Cuộc sống có nhiều nỗi sợ hãi, vượt qua là điều khó. Tuy nhiên, khi có thể nhận biết mình sợ cái gì thì bạn có thể thay đổi. Không dễ để chấp nhận và xem xét lại bi kịch để cố gắng vượt qua, nhưng chấp nhận cái gì làm cho bạn sợ hãi là bước đầu tiên để vượt qua mọi nghịch cảnh, gọi là “vượt qua chính mình”.
NÓI VỀ NỖI SỢ
Nói về nỗi sợ hãi là bước đầu tiên để xây dựng hành động – liên quan gia đình, bạn bè, kể cả chuyên gia tâm lý. Hãy phát triển kỹ thuật “khung” để giúp loại bỏ vấn đề. Hãy đối diện với thực tế, đừng né tránh. Hãy chuẩn bị các cảm xúc để “gỡ rối”, nhưng hãy nhận biết rằng khám phá cảm xúc là một phần của quá trình chữa lành.
TIN VÀO CHÍNH MÌNH
Rất cần tin vào chính mình, đó là sự tự tin. Nếu niềm tin của bạn lớn hơn vấn nạn, bạn sẽ xây dựng được sức mạnh cần thiết để đối mặt với các nỗi sợ hãi.
CHẤP NHẬN CÁI TỐT và CÁI XẤU
Hãy can đảm chấp nhận cả cái tốt và cái xấu, đừng bao giờ để nỗi sầu khổ “đè bẹp” bạn. Hãy nhớ rằng cái tốt và cái xấu là một phần của cuộc sống, chúng luôn cùng nhau xuất hiện. Nhận biết cái tổng thể đó để có thể chấp nhận thực tế, chấp nhận rồi bạn sẽ tách mình ra khỏi nỗi sợ hãi. Tục ngữ nói: “Cái khó ló cái khôn”. Gặp KHÓ mà không sợ thì sẽ KHÔN. Các bậc tiền bối răn dạy như vậy quả là “khéo” thật!

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*