Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

SỐ HỌC và THẦN HỌC

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Chúng ta không thể sai lầm khi làm theo lời khuyên của một vị Tiến sĩ Hội thánh. Người mà tôi nghĩ đến ngay là Thánh Têrêsa thành Lisieux. Một lập luận mạnh mẽ và thuyết phục để nhận danh hiệu tiến sĩ là sự ảnh hưởng lớn lao của Chị đối với cách tiếp cận sự thánh thiện đương thời. Có lẽ hơn ai hết, Chị đã dạy rằng sự thánh thiện dành cho mọi người và nó phải được sống trong những thăng trầm của cuộc sống hằng ngày.

Trong chuyến hành hương đến Lisieux, ĐGH Gioan Phaolô II đã bày tỏ lòng tôn kính sâu xa đối với thánh nữ. Trong bài giảng ngày 2-6-1980, ngài nói với cử tọa rằng “Con Đường Bé Nhỏ” là con đường của “tuổi thơ thánh thiện.” Theo cách này, có cái gì đó độc đáo, thiên tài của Thánh Têrêsa. Đồng thời có sự xác nhận và đổi mới chân lý cơ bản nhất và phổ quát nhất. Thật vậy, không chân lý nào của sứ điệp Tin Mừng cơ bản và phổ quát hơn chân lý này: “Thiên Chúa là Cha của chúng ta và chúng ta là con cái của Ngài.”

“Con Đường Bé Nhỏ” thích hợp nhất cho con người chúng ta, những người được tạo ra từ con số không. Chúng ta đang ở gần điểm 0 đến mức khiêm tốn dường như là thái độ đầu tiên mà chúng ta nên bắt đầu với kho tàng đức tính của mình. Chưa hết. Vì chúng ta được tạo dựng bởi một quyền năng vô hạn, nên chúng ta cũng có thể sống với niềm hy vọng rằng Chúa sẽ không bỏ mặc chúng ta.

Một lần nọ, khi nằm trên giường bệnh, Chị tình cờ nghe được một số lời nhận xét của các tập sinh bên ngoài cửa sổ. Một trong các tập sinh nói: “Đôi khi em thực sự tự hỏi mẹ bề trên của chúng ta sẽ nói gì về sơ Têrêsa khi sơ qua đời… chắc chắn sơ chưa bao giờ làm điều gì đáng nói cả.” Chị Têrêsa rất vui khi nghe lỏm được điều này. Ý tưởng đó rất quý giá đối với Chị “để không ai có thể nghĩ đến tôi, để tôi có thể bị lãng quên và bị chà đạp như một hạt muối.”

Chị đã giải quyết nghịch lý về việc làm thế nào mà mọi thứ đều có thể thâm nhập vào những gì không có gì mà không phá hủy nó bằng cách sử dụng một giải pháp đơn giản về phương diện số học. Chị viết: “Số 0, bản thân nó không có giá trị, nhưng đặt nó bên cạnh một số, nó trở nên mạnh mẽ, miễn là nó được đặt ở phía thích hợp, phía sau chứ không phải phía trước…” Chúng ta có thể sử dụng số 1 để tượng trưng cho vị thần và số 0 để tượng trưng cho một con người. Cho dù chúng ta đặt bao nhiêu số 0 ở bên trái của số 1, chúng ta cũng không làm tăng nó. Tuy nhiên, chỉ một vị trí số 0 sau số 1 cũng làm tăng giá trị của nó. Chúng ta có thể giống như những con số 0, nhưng đặt ở bên phải Chúa, chúng ta tìm thấy vị trí thích hợp của mình và có thể sống một cuộc sống có phẩm giá, giá trị và quan trọng.

Hình ảnh này phù hợp với điều mà Chị đã nói ở nơi khác: “Chính điều này – chết với hai bàn tay trắng – đem lại cho tôi niềm vui, vì không có gì cả, tôi sẽ nhận được mọi thứ từ Chúa.” Dây điện vô dụng nếu nó không được cắm vào nguồn điện. Chỉ khi được cắm vào nguồn điện thì nó mới hữu ích.

Ađam ở một mình. Chúa nhìn ông lúc đó nói rằng “không tốt.” Ông chịu đựng sự cô đơn của vũ trụ, ông bị ám ảnh bởi “số không” của mình. Tin Mừng cho chúng ta biết rằng không có Chúa Kitô, chúng ta chẳng làm được gì. (Ga 15:5) Có hai ý nghĩa. Thứ nhất, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể làm bất cứ điều gì quan trọng nếu không có Đức Kitô. Thứ hai, điều đó ngụ ý rằng chúng ta có thể đưa “sự hư vô” của chính mình vào thế giới, một thứ hoàn toàn vô giá trị.

Mt 23:12 cho biết rằng “ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” Chúng ta hạ mình khi chấp nhận thân phận hèn mọn của mình như con số 1 biểu thị đúng đắn. Tuy nhiên, bằng cách gắn bó với Chúa Kitô, chúng ta đặt mình trong mối tương quan với Ngài và do đó đảm nhận một vai trò quan trọng. Mặt khác, nếu chúng ta tự cho mình bước trước mặt Chúa, có thể nói rằng bằng cách đặt mình trước mặt Ngài, chúng ta hành động với sự kiêu ngạo, đó là tội lỗi siêu hình và tự đề cao mình mà không có bất kỳ sự biện minh nào. Minh họa của Thánh Têrêsa liên quan vị trí thích hợp của “số không” hữu ích nhất trong sự hiểu biết của chúng ta về hai đoạn trích từ Tân Ước đã được đề cập trước đó.

Khi đề cập Thánh Têrêsa trong thông điệp gửi Lisieux ngày 11-7-1954, Đức Piô XII tuyên bố: “Chị Thánh đã tái khám phá Tin Mừng, chính tâm điểm của Tin Mừng.” Tuy nhiên, nếu những lời của giáo hoàng có thể là nói quá, thì ngài đã tập trung vào sứ điệp Tin Mừng một cách rõ ràng hơn. Thánh Têrêsa đã phải chịu đựng rất nhiều trong thời gian ngắn ngủi của mình trên trái đất. Nhưng Chị không ngừng quay sang Chúa Kitô để được giúp đỡ. Chị xác nhận những lời Chúa Kitô đã nói với Thánh Phaolô: “Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối.” (2 Cr 12:9a) Thánh Phaolô trả lời bằng cách nói: “Thế nên tôi rất vui mừng và tự hào vì những yếu đuối của tôi, để sức mạnh của Đức Kitô ở mãi trong tôi.” (2 Cr 12:9b)

Thánh Têrêsa biết đặt số không ở đâu và kết quả là được “tôn vinh” là Tiến sĩ Hội thánh. Giám mục Patrick V. Ahern, nguyên Giám mục Phụ tá New York, đã tuyên bố về “Bông Hoa Nhỏ” rằng “Chị Thánh là một nhà canh tân thực sự mà Con Đường Bé Nhỏ đến với Chúa đã được vô số ngàn người nhiệt tình đón nhận, được chấp nhận, và được tuyên thánh bởi Giáo hội Công giáo La Mã.”

Như hy vọng trong suốt cuộc đời, Thánh Têrêsa tiếp tục làm việc tốt trên thế gian này cho những người cần Chị Thánh giúp đỡ.

TS. DONALD DEMARCO

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*