Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

ÔNG BÀ QUAN TRỌNG

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Chúa Giêsu đặt ra nhiều câu hỏi, Ngài không tìm một câu trả lời đơn giản. Đúng hơn, ý Ngài là thách thức chúng ta suy ngẫm, suy tư, nhìn vào bên trong chính mình và đi sâu hơn nữa. Trong Tin Mừng Thánh Luca, Chúa Giêsu hỏi một câu rất đáng suy nghĩ: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18:8)

Trong câu hỏi có vẻ đơn giản này, Chúa Giêsu đang thách thức chúng ta suy nghĩ lâu dài. Đức Kitô muốn biết – liệu bạn có truyền lại đức tin mà bạn đã nhận được cho con cháu mình với hy vọng rằng khi Ngài trở lại, họ sẽ có mặt ở đó để chào đón Ngài?

Mô hình thông thường được mong đợi trong việc truyền bá đức tin cho người khác bắt đầu từ chính gia đình. Thánh Phaolô cũng đề cập đến việc truyền đạt đức tin này: “Tôi nhớ lại lòng tin không giả hình của anh, lòng tin đã có nơi cụ Lôít, bà ngoại anh, nơi bà Êunikê, mẹ anh, cũng như chính nơi anh, tôi xác tín như vậy.” (2 Tm 1:5)

Đây chính là “tầm nhìn đa thế hệ về việc truyền giáo” mà Chúa Kitô đang mời gọi chúng ta thực hiện. Ngài muốn biết chúng ta có cam kết trở thành môn đệ trung thành không chỉ quan tâm đến sự cứu rỗi của chính mình mà còn sự cứu rỗi của con cái, cháu chắt, và cho tất cả con cháu chúng ta trong các thế hệ mai sau hay không.

Là ông bà, đôi khi chúng ta lạc mất lời mời gọi này, vốn dĩ là một chương mới trong ơn gọi của chúng ta. Trong nền văn hóa thế tục của chúng ta, nhiều ông bà thường bỏ lỡ điều này. Rất nhiều người đã bày tỏ với tôi rằng họ không hiểu rõ ràng về vai trò làm ông bà của mình và cảm thấy lạc lõng trong thời gian nghỉ hưu. Nhiều người tin rằng công việc trở thành người có ảnh hưởng tinh thần trong cuộc sống của con cháu chỉ thuộc về những đứa con trưởng thành đã lập gia đình, khi họ rời tổ ấm và kết hôn hoặc sống theo thiên chức riêng của mình trong cuộc sống thì công việc của họ đã xong. Thái độ “tôi đã làm công việc của mình và bây giờ tôi giao nó cho những đứa con đã trưởng thành của chúng tôi” trái ngược với mệnh lệnh tâm linh mà Chúa Kitô yêu cầu chúng ta phải hành động như những người có ảnh hưởng tinh thần đến con cháu chúng ta. Ông Môsê nhắc nhở dân Chúa: “Anh em hãy ý tứ và cẩn thận giữ mình đừng quên những điều mắt anh em đã thấy, và suốt đời, đừng để cho những điều ấy ra khỏi lòng anh em; trái lại, anh em hãy dạy cho con cháu anh em biết.” (Đnl 4:9) Không phải để thay thế cho những đứa con đã trưởng thành đã lập gia đình của chúng ta mà lý tưởng nhất là hợp tác với chúng.

Theo kinh nghiệm của tôi khi nói chuyện với hàng trăm ông bà Công giáo trong 25 năm qua, chưa đến 1% trong số họ đã từng được “hướng dẫn” hoặc giúp đỡ để hiểu tại sao họ lại cần truyền lại đức tin cho các thế hệ tương lai và bằng cách nào họ có thể tiến hành để tạo sự khác biệt trong đời sống tinh thần của cháu chắt. Tuy nhiên, đối với hầu hết, do không có bất kỳ cách tiếp cận dựa trên đức tin nào, họ dựa vào cách tiếp cận gần như hoàn toàn “thế tục” đối với việc làm ông bà. Một cách tiếp cận chủ yếu dựa trên việc trở thành một kiểu người bạn cùng chơi và tài trợ nguồn quà tặng. Rõ ràng không có gì sai khi lôi kéo cháu chắt tham gia các hoạt động vui chơi hoặc tặng quà cho chúng, nhưng chỉ riêng cách tiếp cận đó thôi đã thiếu vai trò tinh thần quan trọng mà ông bà được kêu gọi phải có trong cuộc sống của cháu chắt.

Quan trọng hơn, ông bà đại diện cho một trong những nhóm dân số phát triển nhanh nhất trong Giáo Hội ngày nay. Với tư cách là ông bà của đứa cháu 15 tuổi, tôi luôn tự hỏi: “Làm sao tôi có thể được trang bị tốt hơn, gắn bó sâu sắc hơn và có chủ ý hơn, trong lời kêu gọi trở thành người có ảnh hưởng tinh thần cho nhiều thế hệ đối với gia đình và cháu chắt của mình?”

Câu hỏi của Đức Kitô vẫn luôn là: “Bạn có đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để giúp truyền đạt đức tin cho các thế hệ tương lai?” Nhiều ông bà phát triển mối quan hệ rất đặc biệt với con cháu của họ. Con cái đương nhiên tin tưởng ông bà. Với mức độ hợp tác thích hợp với con cái đã trưởng thành, ông bà có thể có sự ảnh hưởng đối với con cháu chỉ sau cha mẹ. Ông bà thực sự quan trọng. Họ quan trọng nhất đối với Chúa Kitô và Ngài hy vọng họ tiếp tục di sản đức tin.

DAN SPENCER III

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*