Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

TIN MỪNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT

PM. Cao Huy Hoàng

https://www.youtube.com/watch?v=l06NgwGNDQs

18/10 THÁNH LU-CA, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG

2Tm 4,10-17b; Lc 10,1-9.

“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”.

Thánh Luca là người Hy-lạp ngoại giáo trở lại, và là môn đệ của Thánh Phaolô. Người là tác giả sách Phúc Âm thứ ba và sách Tông Ðồ Công Vụ.

Thánh Luca là người học thức, có tài viết văn, có tài kể chuyện, người đề tặng cả hai tác phẩm của mình cho một nhân vật thế giá tên là Tê-ô-phim, mới theo đạo Kitô. Thánh Luca viết sách Phúc Âm khoảng giữa năm 70 và 75 sau công lịch. Tin Mừng theo thánh Luca nhấn mạnh đến:

-Chúa Giêsu là Ðấng Cứu Ðộ mọi người, Đấng giao hòa nhân loại với Thiên Chúa. Người thu hút nhân loại bằng đời sống hiến thân cao cả của Người. Người luôn kết hiệp với Thiên Chúa Cha và tất cả vì danh Cha.

-Người là Mạc Khải về Thiên Chúa nhân từ và giàu lòng thương xót nhân loại tội lỗi.

-Người khởi xướng tinh thần bỏ mình và nghèo khó.

Thánh Luca dùng lời lẽ có ý nghĩa để diễn tả lại những trường hợp Chúa Giêsu tỏ lòng thương xót các phụ nữ hư hỏng, và phục hồi quyền lợi thế giá cho họ. Người đã kể lại những câu chuyện có ích lợi đặc biệt cho dân ngoại, như các chuyện bà Ma-đa-lê-na, ông Gia-kêu, người trộm lành, người Sa-ma-ri-a nhân hậu, và nhất là Dụ Ngôn Người Cha Nhân Hậu và đứa con hoang đàng. Phúc Âm theo Thánh Luca có lẽ là sách Phúc Âm hấp dẫn nhất đối với thế giới mới. (St).

Chúa Giê-su nói: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người”.

Lạy Chúa, xin cho các gia đình nhận ra lòng Chúa xót thương lớn lao là dường nào, và xin cho mỗi người biết mặc lấy lòng thương xót của Chúa mà thi thố lòng xót thương đối với nhau, đối với mọi người, nhất là những con người bất hạnh. Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*