Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐỨC PIÔ XII

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ Aleteia.org)

ĐGH Piô XII có cứu sống một triệu người Do Thái? Các cuộc điều tra gần đây về sự lãnh đạo của Đức Piô XII trong cuộc tàn sát người Do Thái (Holocaust) đã có những kết luận trái ngược nhau của các sử gia.
Hai nghiên cứu lịch sử mới và quan trọng về phản ứng của Đức Piô XII đối với cuộc thảm sát người Do Thái đã đưa ra những kết luận phản đối gay gắt. Không có gì ngạc nhiên khi chính những lời phê bình tiêu cực đối với Đức Piô XII hơn là lời biện hộ được ghi lại bằng tài liệu đang thu hút sự chú ý, bao gồm cả các cuộc phỏng vấn ngắn của báo New York Times và hãng thông tấn Associated Press.
Trong cuốn “The Pope at War” (Giáo Hoàng Trong Chiến Tranh, NXB Random House), sử gia David Kertzer của ĐH Brown cho rằng mối quan tâm đối với Giáo hội ở các vùng lãnh thổ do Đức chiếm đóng đã khiến giáo hoàng theo đuổi điều mà hãng thông tấn AP gọi là “một lộ trình thận trọng” đối với Hitler. Đánh giá tiêu cực của Kertzer về Đức Piô XII sẽ không làm độc giả ngạc nhiên về cuốn sách đoạt giải Pulitzer năm 2014 của ông, cuốn “The Pope and Mussolini” (Giáo Hoàng và Mussolini), công khai không thích Hồng y Pacelli, Quốc vụ khanh và người kế vị Đức Piô XI – tức là Đức Piô XII.
Không nghi ngờ gì nữa, giáo hoàng thận trọng, nhưng hầu như không hoạt động. Sử gia người Đức Michael Hesemann trong cuốn “The Pope and the Holocaust” (Giáo Hoàng và Cuộc Tàn Sát, NXB Ignatius Press) kết luận rằng mặc dù Đức Piô XII không thể ngăn chặn cuộc tàn sát, nhưng nếu không có nỗ lực của ngài, số lượng người Do Thái bị giết chắc sẽ cao hơn nhiều – một nhận định rõ ràng được nhiều người Do Thái nổi tiếng chia sẻ cá nhân và nhóm ca ngợi Đức Piô XII sau chiến tranh.
HỖ TRỢ ÂM MƯU LẬT ĐỔ HITLER
Việc Đức Piô XII quá nhút nhát để chấp nhận rủi ro được cho là sai lầm bởi thực tế là ngay từ đầu cuộc chiến, ngài đã giữ vai trò như một kênh liên lạc giữa các sĩ quan quân đội Đức âm mưu lật đổ Hitler và chính phủ Anh. Sự thất bại của âm mưu hoàn toàn không phải do lỗi của ngài. Hesemann kể câu chuyện này một cách chi tiết hấp dẫn.
Tất nhiên đúng là ngoại trừ một đoạn trong thông điệp dịp lễ Giáng Sinh năm 1942, thực tế đã khiến Hitler tức giận, Đức Piô XII đã không công khai phản đối các chính sách chủng tộc sát nhân của Hitler. Tuy nhiên, có lý do chính đáng đối với điều đó.
PHẢN ĐỐI Ở HÀ LAN
Tháng 7-1942, với việc trục xuất những người Do Thái gốc Hà Lan đến trại Auschwitz, thủ lĩnh Đức Quốc Xã ở Hà Lan đã đồng ý tha cho những người Do Thái cải đạo sang Kitô giáo nếu các giám mục Công giáo và các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Cải Cách giữ im lặng về cuộc phản đối chung mà họ đã gởi cho ông ta. Các nhà lãnh đạo Cải Cách đã đồng ý, nhưng Tổng giám mục của Utrecht đã phản đối trong các thánh lễ trên toàn giáo phận của ngài. Năm ngày sau, trùm phát xít Đức ra lệnh bắt tất cả những tín hữu Công giáo là người Do Thái và đưa đến trại Auschwitz. Trong số đó có Nữ tu Dòng Cát Minh Teresa Benedicta Thánh Giá (Edith Stein), người được tuyên thánh năm 1998.
Đức Piô XII đã ghi nhớ bài học về người Hà Lan. Quan trọng hơn lời nói – điều mà những người khác phải gánh chịu – ngài đã yêu cầu các nhà ngoại giao của Vatican phải làm việc để bảo vệ người Do Thái trên khắp Âu châu, trong một số trường hợp, bảo đảm thị thực để họ trốn đến các quốc gia an toàn, bất cứ nơi nào khác giành được sự trì hoãn hoặc hủy bỏ lệnh bắt giữ và trục xuất họ. Các nỗ lực này cũng được Hesemann đề cập chi tiết.
ĐỨC CHIẾM ĐÓNG RÔMA
Cả hai sử gia đều tập trung vào các sự kiện tháng 10-1943, khi quân Đức chiếm đóng Rôma và bắt đầu vây bắt những người Do Thái địa phương để sát hại.
Kertzer cho rằng Vatican tập trung vào việc bảo đảm thả những người gia nhập Kitô giáo trong số 1.259 người bị bắt giữ đợt truy quét đầu tiên. Nhưng tại sao không? Đó là những người mà người Đức bày tỏ sẵn sàng phóng thích. Trong khi đó, theo lệnh của giáo hoàng, các tu viện và các nhà tôn giáo ở Rôma và Vatican, cùng với dinh thự của giáo hoàng tại Castel Gandolfo, được hàng trăm người Do Thái che chở. Hesemann đưa ra con số được cứu theo cách này là hơn sáu ngàn người.
Nhưng vẫn còn – tại sao giáo hoàng không lên tiếng công khai chống lại Hitler? Kertzer đổ lỗi cho đó là do sợ hãi. Hesemann nói rằng Đức Piô XII tin rằng “nói là bạc, nhưng giúp đỡ là vàng – và châm ngôn cao cả nhất luôn phải là cứu sống con người.” Sáu triệu người Do Thái đã chết trong cuộc tàn sát. Hesemann ước tính rằng nếu không có nỗ lực của Đức Piô XII, con số đó sẽ là hơn bảy triệu người.
RUSSELL SHAW

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*