Phải Chọn Bài Hát Thế Nào
Khi Thánh Lễ Có Nhiều Yếu Tố Đan Xen Vào Nhau
Sáng nay, có anh ca trưởng hỏi tôi, ngày 01/01, lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, cũng là dịp đầu năm ngày cầu cho hoà bình thế giới, rồi trong thánh lễ có cử hành Bí tích Hôn phối cho 12 đôi dư hôn, trong đó có 05 đôi là ca viên của ca đoàn, không biết phải hát thế nào cho đúng với phụng vụ ?.
Câu thắc mắc đó không phải của riêng bạn đâu, mà của rất nhiều người khi chọn bài hát mà gặp nhiều yếu tố trong một thánh lễ đan xen vào nhau như trường hợp bạn vừa kể trên. Vậy khi gặp những trường hợp như trên bạn cần lưu ý:
Trong năm phụng vụ khi cửu hành thánh lễ, hay giờ kinh có 3 yếu tố xen vào nhau, vì thế cần phải chọn yếu tố nào ưu tiên hơn để cử hành. Ba yếu tố đó là:
1. Chu kỳ các mùa phụng vụ :mùa Vọng, Giáng Sinh, mùa Chay, Phục Sinh và Thường Niên.
2. Chu kỳ kính cách thánh : các lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ theo ngày phụng vụ.
3. Các lễ theo nhu cầu riêng biệt tuỳ theo hoàn cảnh như : Thánh lễ có nghi thức riêng , chẳng hạn như : Hôn phối, khấn dòng, thêm sức, cung hiến thánh đường. Thánh lễ ngoại lịch như : kính Chúa Thánh thần, Đức Maria, Thánh Giuse. Lễ theo nhu cầu như :tạ ơn, bình an, hiệp nhất, truyền giáo. Lễ cầu cho các linh hồn như : An táng, giỗ, cầu hồn hằng ngày.
Vì trong ngày có nhiều yếu tố trên đan xen vào với nhau, nên Sách lễ Rôma quy định một bảng thứ tự ưu tiên duy nhất để áp dụng cho mọi thánh lễ và giờ kinh. Dựa vào bảng thứ tự ưu tiên này, thí ngày mai lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, thuộc vào nhóm lễ trọng, chung bậc lễ cao hơn hẳn so với lễ có nghi thức riêng (tức cử hành Bí tích hôn phối).
Vì thế toàn bộ bản văn phụng vụ ngày mai phải đọc và cử hành về ngày lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Dĩ nhiên trong thánh lễ về Đức Mẹ, vẫn cử hành Bí tích Hôn phối, chủ tế vẫn đọc lời chúc hôn sau kinh Lạy Cha và lời chúc lành riêng cho đôi tân hôn vào cuối lễ. Do đó, Bạn có thể chọn bài hát như sau:
a. Khi chủ tế rước đôi tân hôn từ cuối nhà thờ vào tham dự thánh lễ (nếu xứ nào có thói quen này): Có thể hát về đôi tân hôn. Khi chủ tế lên gần đến bàn thờ, hát ca nhập lễ.
b. Bài ca nhập lễ: Bài hát về ngày lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.
c. Đáp ca, Alleluia cũng theo ngày lễ này.
d. Hiệp lễ : bạn có thể chọn bài nào ca ngợi về tình yêu Chúa, một cách nào đó cũng nói về tình yêu hôn nhân mà Thiên Chúa chúc phúc cho họ, họ phải dập khuôn theo khuôn mẫu của tình yêu Chúa để sống cho đúng “lễ nghĩa gia phong”.
e. Kết lễ: Ta được quyền hát cầu nguyện cho đôi tân hôn, chẳng hạn như bài “Diễm Tình Ca 3….”
Mến chào bạn.
Vũ Ân
(Bài viết dựa theo “Tuyển tập những quy luật căn bản khi cử hành phụng vụ” của Lm. Nguyễn Thế Thủ, trang 98 -99, và sách lễ Rôma)
CÁC BẠN HÃY THAM KHẢO BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐẠI TÀI : BÀI HÁT CHO LỄ THÁNH MARIA, MẸ THIÊN CHÚA, SẼ RÕ HƠN ĐÓ.
theo thánh lễ thì nếu có ngày nào trùng hợp với thánh lễ thì phải hát bài hát cho thánh lễ đó và cũng cần phải tham khảo các ngày trong các lịch công giáo đễ cho ta cần thu thập dễ dàng hơn mong các bạn và cac bậc phụ huynh phải chịu khó tham khảo