Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

XIN CHO CON ĐƯỢC THẤY…

PM. Cao Huy Hoàng

https://www.youtube.com/watch?v=VQzwZ1JQGYc

27/5 THỨ NĂM TUẦN 8 TN B

Hc 42,15-25; Mc 10,46-52.

“Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy”.

Bartimê, người mù ngồi ăn xin bên vệ đường, được Chúa Giê-su chữa lành. Câu chuyện chữa lành này có nhiều tình tiết thật đáng cho chúng ta suy nghĩ. Thánh sử Marco kể:

“Biết đó là Chúa Giêsu Nagiarét, người mù liền kêu lên rằng: “Hỡi ông Giêsu con vua Ðavít, xin thương xót tôi”. Và lần thứ hai, anh lại nói: “Hỡi con vua Ðavít, xin thương xót tôi”. Nghe Chúa Giê-su gọi tên anh, “Anh ta liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu” và câu cuối cùng anh thưa: “Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy”.

Danh xưng “Con Vua Đa-vit” từ miệng của một người mù, cho thấy trong lòng dân Do Thái bấy giờ vẫn khát khao một con người giải phóng dân tộc. Họ cũng chẳng khác gì người Việt chúng ta về ý niệm: “Con Vua thì hẳn là giàu có”, hoặc “Con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa!”. Thế thì, hai lời kêu van trước đó, có thể là lời kêu van của “người ăn xin”: xin giúp đỡ vật chất hơn là của “người mù”. Nhưng khi nghe Chúa Giê-su gọi, lập tức, anh liệng áo choàng, đứng dậy, đến cùng Chúa Giêsu. Bấy giờ, anh đổi lại ý xin: “Lạy Thầy, xin cho tôi được thấy”. Lời xin này mới đích thực là của “người mù”. Anh biết điều xin này cần hơn.

Mỗi chúng ta cũng không khác “anh mù ăn xin”. Lòng tham vẫn nói với chúng ta rằng vật chất có bao nhiêu cũng chưa đủ. Vì thế, chúng ta vẫn thấy thiếu thốn vật chất và xin cho đủ toàn chuyện thế gian. Mắt chúng ta đang thấy, nhưng thấy toàn chuyện phù phàm ngắn hạn, bất an, bất hạnh. Chúa muốn chúng ta hãy “xin cho con được thấy” Chúa Giê-su, thấy lòng thương xót và ơn cứu độ của Người.

Lạy Chúa xin cho các gia đình biết khấn cầu ơn được thấy ánh sáng của Chúa Giê-su, Tin Mừng cứu độ. Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*