Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Tâm Tình Mùa Thường Niên

Phụng Vụ được Giáo Hội chia ra làm 5 mùa và 7 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1 và 2: Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh; Giai đoạn 3: Mùa Thường Niên sau Mùa Giáng Sinh; Giai đoạn 4-6: Mùa Chay, Tuần Thánh và Mùa Phục Sinh; Giai đoạn 7: Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh (Mùa Thường Niên Quanh Năm).

Như vậy, Mùa Thường Niên được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn sau Mùa Giáng Sinh và giai đoạn sau Mùa Phục Sinh. Mùa Thường Niên kéo dài 33 hoặc 34 tuần lễ và không cử hành khía cạnh đặc biệt nào về Mầu Nhiệm Chúa Kitô, nhưng lại tôn kính chính Mầu Nhiệm Chúa Kitô trong toàn thể. Như thế, sau Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Phụng Vụ Giáo Hội trong những ngày này bước vào Mùa Thường Niên sau Mùa Phục Sinh: gồm có lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Thiên Chúa Ba Ngôi và Mình Máu Thánh Chúa Kitô.

Nếu chủ đề của các bài Tin Mừng Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh là “Chứng của Chúa Giêsu”, thì ý nghĩa và chủ đề của cả Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh là việc Chúa Kitô được Thánh Thần làm chứng về Người qua Giáo Hội, cho đến khi Người lại đến trong vinh quang, thời điểm kết Mùa Thường Niên nói riêng và Phụng Niên nói chung ở Lễ Chúa Kitô Vua.

Tại sao Giáo Hội lại chia Mùa Thường Niên thành hai phần: Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh và Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh. Thật ra, mùa Thường Niên rất có ý nghĩa vì mấy lý do sau đây.

1. Nhịp điệu của các mùa Phụng vụ phản ảnh nhịp điệu lên bổng xuống trầm của cuộc sống. Đời một con người luôn gắn liền với những biến cố, những sự kiện vui buồn, những thành công và thất bại. Có lúc thành công rực rỡ, có lúc thất bại ê chề. Cũng thế, như lời Kinh Thánh: con người có thời để sinh ra, có thời để chết đi; có thời thinh lặng, có thời lên tiếng… Cũng thế, trong đời sống Đức Tin, người tín hữu sau khi tận hưởng bầu khí sốt sắng trên những đỉnh núi Phục Sinh và Giáng Sinh, phải xuống núi để đi vào thực tế của đồng cỏ Thường Niên. Ở đó, người tín hữu được mời gọi sống hoàn thiện ơn gọi của mình cách cụ thể và sống động, trong chính hoàn cảnh và thân phận của mình.

2. Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh hiện ra với các môn đệ và trao ban Thánh Thần Tình Yêu cho nhân loại: “Anh em hãy nhận lãnh Thánh Thần”. Chúa Thánh Thần hiện xuống để ban ơn đức tin cho chúng ta và mời gọi người môn đệ ra đi loan báo Tin Mừng. Qua Lời Chúa và các Bí Tích, Chúa Thánh Thần giúp chúng ta tin và gắn bó với Chúa Cứu Thế Phục Sinh. Mùa Thường Niên sau lễ Hiện Xuống chính là Mùa để mừng Ân Huệ Đức Tin và tác động của ơn cứu độ trong Giáo Hội.

3. Năm Phụng Vụ có ba phần tương ứng với ba giai đoạn lịch sử, giúp cho chúng ta chiêm ngắm các khía cạnh khác nhau của mầu nhiệm cuộc đời Chúa Kitô: từ việc sinh ra, chịu phép rửa, đời sống công khai đến cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh. Mỗi giai đoạn cuộc đời Chúa Cứu Thế được cử hành cách khác nhau theo từng thời gian: 1. Mùa Vọng tượng trưng cho giai đoạn sống theo lề luật Cựu Ước; 2. Các mùa Giáng Sinh, Thường Niên sau lễ Giáng Sinh, Chay, Phục Sinh tóm gọn thời kỳ Chúa Giêsu sống trên trần gian; 3. Mùa Thường Niên II sau lễ Hiện Xuống tương ứng với thời đại của Chúa Thánh Thần, qua đó Giáo Hội được khai sinh rồi tiếp tục tăng trưởng và hoạt động. Như vậy, chiều kích sư phạm của năm Phụng Vụ sẽ giúp người tín hữu không cảm thấy xa lạ với các cử hành, bởi vì cấu trúc và các cử hành không đi ngoài kinh nghiệm đời thường của mỗi chúng ta.

Kết luận: Rõ ràng là Mùa Thường Niên không tầm thường chút nào, mà còn là mùa đầy sức sống, mùa của quà tặng là Thánh Thần ban bình an và ân sủng cho nhân loại. Mùa Thường Niên còn là mùa của Nước Trời và Cánh Chung (tương ứng với Lễ Đức Giêsu Kitô Vua Vũ Trụ – CN 34 Thường Niên). Ước gì trong những ngày Mùa Thường Niên này, chúng ta được ngồi bên chân Chúa như Maria làng Bêtania ngồi bên Chúa, để lắng nghe lời Người. Hầu kín múc sức sống Thần Linh của Người cho đời mỗi chúng ta. Như vậy, Mùa Thường Niên sẽ thật đẹp và ý nghĩa biết bao, khi mời gọi chúng ta bước vào mối tương quan tình yêu với Thiên Chúa, vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4, 16).

M.t . N.Đ.T

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*