Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Mười Hai 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 11    
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

YÊU NGƯỜI LÂN CẬN

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Đức ái là nhân đức đối thần quan trọng nhất. (1 Cr 13:13) Bởi vì đó là nhân đức đối thần duy nhất còn lại trên trời. Khi chúng ta trực diện thấy Chúa, chúng ta không còn cần đức tin hoặc đức cậy (hy vọng), nhưng tình bạn của chúng ta với Thiên Chúa vẫn còn. Thậm chí đức ái còn tốt hơn những gì người ta thường nhận thấy, đó là tham gia vào chính tình yêu của Thiên Chúa đối với chính Ngài.

Trong Tin Mừng theo Thánh Gioan, Chúa Giêsu nói: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy.” (Ga 15:9) Thiên Chúa yêu thương chúng ta giống như Thiên Chúa yêu Thiên Chúa. Chúa Kitô dạy chúng ta phải yêu thương người lân cận như yêu chính mình. (Mc 12:31) Nhưng Đức Kitô, Người Thầy tốt lành, không yêu cầu chúng ta làm những việc mà chính Ngài chưa làm trước. Thiên Chúa yêu chúng ta như Ngài yêu chính Ngài, và vì thế Ngài có thể bảo chúng ta yêu người khác như chúng ta yêu chính mình.

Nhưng Đức Kitô đòi hỏi chúng ta những điều lớn lao hơn là chỉ yêu thương người khác bằng tình yêu tự nhiên mà chúng ta dành cho chính mình. Trong Tin Mừng theo Thánh Gioan, Chúa Kitô nói tiếp: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15:12) Chúng ta không chỉ phải yêu người khác như chính mình mà còn phải yêu họ như Chúa yêu họ. Như chúng ta thấy, Thiên Chúa yêu thương người khác như Ngài yêu chính Ngài. Vì vậy, Tin Mừng đòi hỏi chúng ta phải yêu thương người khác như chính Thiên Chúa yêu chính Ngài.

Tình yêu mà chúng ta đang thảo luận là lòng bác ái – đức ái. Thánh Tôma Aquinô giải thích rằng điều tốt mà chúng ta mong muốn cho người khác bằng tình yêu bác ái là họ được lên Thiên Đàng – chúng ta muốn người khác được kết hợp mật thiết đời đời với Thiên Chúa. Vì vậy, tình yêu mà chúng ta phải dành cho người khác đòi hỏi chúng ta phải muốn họ ở trên Thiên Đàng với chúng ta mãi mãi. Sự tốt lành của Thiên Đàng không chỉ đơn thuần là sự tốt lành bên ngoài mà chúng ta có thể mong muốn cho người khác, giống như chiếc bánh. Thay vào đó, về cơ bản đó là sự kết hiệp. Trước hết là sự kết hiệp giữa con người và Thiên Chúa. Nhưng ngoài ra, vì chúng ta cũng muốn được lên Thiên Đàng – chúng ta phải yêu thương mình bằng đức ái, nên đó là sự kết hiệp giữa người khác và chính chúng ta với nhau trong Chúa Kitô. Thiên Chúa kết hiệp mật thiết với chính Ngài đến nỗi Ngài là Ba Ngôi trong cùng một bản thể. Với đức ái, chúng ta phải ước ao kết hiệp với người khác dựa trên sự hiệp nhất chung với Thiên Chúa.

Vì vậy, câu nói phổ biến “không cần phải thích người lân cận mà chỉ cần yêu thương họ” là rất yếu. Thật mâu thuẫn khi nói rằng chúng ta muốn có sự kết hiệp mật thiết và vĩnh cửu với người khác, rằng chúng ta muốn ở với họ mãi mãi để ca tụng Thiên Chúa mà chúng ta không thích họ. Nhìn từ góc độ khác, Chúa muốn ở bên người đó mãi mãi và chúng ta cũng phải mong muốn điều tương tự. Vậy thì làm sao chúng ta có thể nói: “Tôi không cần phải thích bạn” chứ?

Đức ái đòi hỏi chúng ta phải yêu thương người khác như Thiên Chúa yêu họ, đó là cách Thiên Chúa yêu chính Ngài. Một tình yêu mãnh liệt như vậy không từ chối “thích” người khác. Ít nhất, nếu người đó không “dễ mến” vì họ xấu xa, thì giống như Chúa, chúng ta muốn người kia từ bỏ tội lỗi của mình để trở nên tốt lành, trở nên “dễ mến” hơn. Nhưng, giống như tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta không thể đợi cho đến khi người đó hoàn toàn dễ mến rồi mới bắt đầu yêu thương họ bằng đức ái, trước khi muốn kết hiệp với họ: “Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta.” (Rm 5:8) Đức ái phải thúc đẩy chúng ta yêu thương người khác vì chúng ta đang cố gắng sống đời đời với họ trên Thiên Đàng.

MATTHEW MCKENNA

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*