Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

TẢN MẠN PHỤC SINH

TRẦM THIÊN THU

Con Chúa Phục Sinh – Trời Đất Mới
Thế Nhân Thay Đổi – Xác Hồn Vui

Chính xác như vậy, vì Kinh Thánh nói rằng “Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết.” (Ga 20:9) và “Đức Kitô phải nắm vương quyền cho đến khi Thiên Chúa đặt mọi thù địch dưới chân Người.” (1 Cr 15:25)

Người Việt có câu “cửa miệng” rất bình dân: “Chó chết là hết chuyện.” Nói vậy là sao? Vì “chó” là loài động vật “phổ biến” đối với dân Bắc (mà miền Bắc là “gốc” của Việt quốc, miền Nam là do “giành dân chiếm đất” từ cuộc Nam Tiến xưa kia).

Câu nói đó giản dị mà thâm thúy, liên quan nhiều thứ, thậm chí liên quan cả đức tin Kitô giáo. Tại sao? Có nói ngoa không? Thưa là “không.” Tại sao là “không”? Thánh Phaolô xác định: “Nếu kẻ chết không sống lại, thì Đức Kitô đã không trỗi dậy.” (1 Cr 15:13) Đức Kitô phục sinh là “ấn tín” chắc chắn rằng chúng ta cũng sẽ sống lại như Ngài. Bài “Công bố Tin Mừng Phục Sinh” (Exultet), trong đêm Vọng Phục Sinh, nói rõ: “Nếu không được ơn cứu chuộc khỏi tội khiên, chúng ta sinh ra nào có ích chi!”

Nếu Đức Kitô không phục sinh vinh thắng, tất nhiên chúng ta cũng không bao giờ sống lại, thế thì niềm tin của chúng ta là hão huyền, cuộc sống của chúng ta vô ích, chúng ta chẳng khác gì “chó chết,” sống rồi chết, người ta ăn tiết canh và “sống trên đời ăn miếng dồi chó,” thế là xong, và thế là “hết chuyện.” Thế thì chúng ta chẳng hơn gì loài động vật hoặc sinh vật. Động vật có giác hồn (sống và biết buồn, biết vui,…), sinh vật có sinh hồn (sống mà không biết vui, buồn,…), nhưng chúng ta có linh hồn (sống và biết buồn, biết vui,… đặc biệt là có đời sống tâm linh).

Sống cũng có những cách sống khác nhau, sống cũng có “điều kiện.” Thánh Phaolô xác quyết: “Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Kitô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người.” (Rm 6:8) Đó mới thực sự là NIỀM TIN của chúng ta.

Tiếng A-lê-lu-ia quá quen thuộc với Kitô hữu, nhất là trong Mùa Phục Sinh. Tôi không rành khoa ngôn ngữ (ngữ học), chỉ mày mò Việt ngữ cũng chưa “nên thân,” dĩ nhiên là không dám “múa rìu qua mắt thợ,” nhưng thấy người ta nói rằng âm Việt ngữ đọc là A-lê-lui-a, theo tiếng Hy Lạp là Αλληλούϊα (Ha-lê-lui-a), thấy các nhà ngôn ngữ trích dẫn Kh 19:3 đã ghi: “Ha-lê-lui-a! Khói lửa thiêu nó cứ bốc lên đời đời kiếp kiếp!” (Καὶ δεύτερον εἴρηκεν, Ἁλληλούϊα: καὶ ὁ καπνὸς αὐτῆς ἀναβαίνει εἰς τοὺς αἰῶνας τῶν αἰώνων).

Hallelujah, Halleluia, Allelluja, Alleluia, thậm chí có người còn viết là Alleluya. Viết thế nào? Thực ra đó chỉ là quy ước của nhân loại. Chẳng biết Tây hay Ta, mà chỉ là “ba rọi,” theo thiển ý của tôi, âm “ia” phát âm gần giống Việt âm là “da,” thế thì cứ Việt hóa luôn. Cứ đọc “toạc móng heo” ra là Ha-lê-lu-da hay A-lê-lu-da cho… “khỏe.” Nửa nạc nửa mỡ, chả ai biết thế nào, mà dân Việt mình đâu có vốn ngoại ngữ nhiều, không khéo lại hóa “ngại ngữ” đấy! Tại sao? Vì cách phiên âm của Việt Nam không thống nhất. Ví dụ: Giêsu hay Giêxu? Công giáo ưa dùng Giêsu hoặc Giê-su, Tin Lành thích dùng Giê-xu. Rồi còn cách viết-phiên-âm nữa, có người nói “phải” có “gạch nối” (-), có người lại nói là “không được” dùng “gạch nối.” Nhiêu khê quá! Chú ý “bề ngoài” nhiều quá hóa mệt!

Viết này, viết nọ rồi “minh chứng” là “h aspiré,” “haleine” hoặc “muet” để làm gì? Có thực sự cần không? Có chăng chỉ cần đối với các nhà nghiên cứu hoặc người biết loại ngôn ngữ đó. Giới bình dân có mấy ai hiểu? Còn hơn là “vịt nghe sấm.” Sao không nói dùng Việt ngữ là “câm” cho mọi người cùng hiểu? Tục ngữ Việt Nam có câu hay lắm: “Thà chết đống hơn sống một mình.” Chí lý thật!

Sự thật mất lòng, nói thẳng như ruột ngựa chứ “vòng vo tam quốc” chi cho rắc rối. Mà bản chất ngôn ngữ là giản dị, nói sao người ta hiểu đúng ý là được, “màu mè” và “rườm rà” chỉ là dạng “chảnh,” muốn chứng tỏ “đẳng cấp” của mình. Khi dịch từ tiếng nước này sang tiếng nước nọ cũng vậy, ai cũng “mắc dịch,” vừa khôi hài vừa thâm ý! Thế nên người ta thường phải sử dụng “ngôn ngữ cơ thể” – Hán Việt gọi là “thể ngữ.”

Xưa nay người ta cho rằng Chị Maria Mađalêna [*] đã từng bị người ta lôi ra ném đá và được Chúa Giêsu tha bổng, (x. Ga 8:2-11) Chị cũng lại bị người ta chê trách khi Chị lấy dầu thơm hảo hạng xức chân Chúa và lấy tóc mình mà lau, (x. Ga 12:1-8) rồi Chị còn hoảng hốt khi thấy mộ trống, tưởng thi hài Thầy bị lấy mất. (Ga 20:1-2)

Thế nhưng Ga 12:1-8 không nói người xức dầu Chúa Giêsu là Maria Mađalêna, mà là Maria ở Bêtania, chị em với Mácta và Ladarô. Còn Maria Mađalêna là NGƯỜI ĐẦU TIÊN ĐƯỢC THẤY CHÚA GIÊSU PHỤC SINH. (x. Ga 20:11-18; Mt 28:9-10; Mc 16:9-11) và cũng là nhân chứng đầu tiên về Chúa Giêsu phục sinh. Chị lãnh sứ vụ báo tin Chúa phục sinh cho các môn đệ. Sau khi được Chị báo tin, Giáo hoàng tiên khởi Phêrô chạy đến mộ và đã ngớ người ra khi thấy mộ trống!

Đặc biệt là trong Lễ Phục Sinh, Giáo Hội còn có phần Ca Tiếp Liên nói về việc “Bà Maria gặp Chúa phục sinh và được giao nhiệm vụ về loan báo cho các tông đồ.” Có ai “cần” hoặc “dám” nói gì thêm không?

Chúa Giêsu phục sinh, đó là niềm hạnh phúc tột đỉnh của nhân loại, của mỗi tội nhân chúng ta. Phàm ngữ không thể đủ từ ngữ để diễn tả, điều duy nhất chúng ta có thể làm là chỉ còn biết cúi đầu cảm tạ không ngừng, đồng thời phải loan truyền về Đức Kitô Phục Sinh hằng ngày, qua từng động thái, theo từng nhịp thở mà thôi!

[*] Xin “mở ngoặc” nhỏ: Theo truyền thống cho rằng Chị Maria Mađalêna là người tội lỗi, nhưng thực ra không phải vậy, mà Chị là người được trừ bảy quỷ (Mc 16:9; Lc 8:2) và cùng ở bên Thánh Giá với một số phụ nữ khác. (Mt 25:56) Có lẽ nguyên nhân Chị bị oan là do “bắt nguồn” từ bài giảng XXXIII của Thánh GH Grêgôriô Cả: “Bà [Maria Mađalêna] là người mà Thánh Luca gọi là phụ nữ tội lỗi, Thánh Gioan gọi là Maria, chúng ta tin là Maria được trừ bảy quỷ trong Phúc Âm theo Thánh Máccô. Bảy quỷ này biểu hiện điều gì, nếu không phải là các thói hư? Anh chị em thân mến, rõ ràng là phụ nữ này trước đó đã xức thơm thân xác cô bằng những hành động bị cấm. Do đó điều cô biểu hiện càng khiếm nhã hơn, nhưng nay cô dâng cho Chúa bằng động thái đáng khen. Cô đã ham muốn bằng con mắt trần tục, nhưng nay cô ăn năn bằng nước mắt. Cô đã xõa tóc che mặt, nhưng nay cô dùng tóc lau khô nước mắt. Miệng cô đã nói những điều kiêu ngạo, nhưng nay cô dùng miệng hôn chân Chúa, cô đặt miệng mình lên chân Đấng Cứu Thế. Do đó, đối với mỗi niềm vui, cô đã có trong lòng, nay cô hy sinh chính mình. Cô biến tội lỗi thành nhân đức để phục vụ Thiên Chúa hoàn toàn trong sự ăn năn.”

Về vấn đề này, tác giả Susan Haskins viết trong cuốn “Mary Magdalene: Myth and Metaphor” (Maria Mađalêna: Huyền Thoại và Ẩn Dụ): “Cuối cùng, hình ảnh xung đột của Thánh Maria Mađalêna cũng được sáng tỏ.”

[Đăng báo TTĐM tháng 4-2014, Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc xuất bản tại Hòa Kỳ]

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*