Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Chín 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 8    
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

NGUỒN CỘI

TRẦM THIÊN THU

Con chim có tổ, con người có tông, dòng sông có nguồn. Ai cũng có nguồn cội, nguồn gốc, chứ không ai có thể tự hữu. Chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng tự hữu toàn năng mà thôi.

Trình thuật Ga 7:25-30 cho chúng ta thấy rằng, thời xưa, dân chúng đã tranh luận về nguồn gốc của Đức Kitô. Tranh luận để làm sáng tỏ vấn đề, để nhận biết, để hiểu rõ và tin một điều gì đó, như vậy thì rất tốt; nhưng ở đây, người ta tranh luận về nguồn gốc của Chúa Giêsu không phải để biết mà tin Ngài, nhưng ngược lại, họ tìm cách để “gài bẫy” Ngài. Có vài lý do để người Do Thái chống đối Đức Giêsu, một trong các cớ đó là “vì Ngài hay chữa bệnh ngày sabát.” (Ga 5:16)

Người ta giữ luật theo nghĩa “đen thui,” bất di bất dịch theo từng câu chữ. Với 613 điều khoản (365 điều cấm làm, 248 điều phải làm) trong Luật Do Thái phải tuân giữ thì quả là “mệt” thật đấy! Nhích qua trái hoặc phải, nhích tới trước hoặc sau, chỉ một chút thôi là phạm luật. Ai phạm luật thì bị xử ngay lập tức, không giải thích hoặc biên minh chi ráo trọi!

Người ta lo giữ bề ngoài mà bỏ bề trong, coi trọng ngoại tại mà coi thường nội tại, thích lấy cái phụ làm cái chính. Họ cố tình làm ngơ hoặc không cần biết rằng “luật vị nhân sinh.” Con người có trước luật. Vì con người sống không trọn bản chất “nhân chi sơ tính bổn thiện” nên mới sinh ra luật. Luật giúp người ta sống tốt hơn, nhưng không thể cứ bám sát vào luật mà sống.

Người thời xưa như vậy đã đành, người thời nay cũng chẳng thấy khá hơn! Người ta cứ chăm chăm “bới bèo ra bọ” khiến người khác thật khó thở, vậy làm sao họ sống?

Dịp Lễ Lều của người Do Thái gần tới, Chúa Giêsu không lên Giêrusalem vì chính anh em Ngài cũng không tin Ngài. (Ga 7:5) Người ta đi dự lễ, còn Ngài ở lại Galilê. Nhưng khi anh em Người đã lên dự lễ rồi, chính Ngài cũng lên, nhưng không công khai và hầu như bí mật. (Ga 7:10) Người Do Thái dò la tin tức về Ngài và dân chúng bàn tán nhiều về Ngài. (Ga 7:11-12) Nhưng chẳng ai biết Ngài ở đâu.

Đến giữa kỳ Lễ lều, Ngài lên Đền Thờ và giảng dạy. Nghe Ngài nói lưu loát và thông hiểu mọi vấn đề, người Do Thái ngạc nhiên lắm. Họ bàn tán: “Ông này không học hành gì mà sao lại thông thạo chữ nghĩa thế!” (Ga 7:15) Biết họ thắc mắc, Chúa Giêsu trả lời: “Đạo lý tôi dạy không phải là của tôi, nhưng là của Đấng đã sai tôi. Ai muốn làm theo ý của Người thì sẽ biết rằng đạo lý ấy là bởi Thiên Chúa hay do tôi tự mình giảng dạy. Ai tự mình giảng dạy thì tìm vinh quang cho chính mình. Còn ai tìm vinh quang cho Đấng đã sai mình thì là người chân thật, và nơi người ấy không có gì là bất chính. Ông Môsê đã chẳng ban Lề Luật cho các ông sao? Thế mà không một ai trong các ông tuân giữ Lề Luật! Sao các ông lại tìm cách giết tôi?” (Ga 7:16-19)

Nghe Ngài nói vậy, họ bảo Ngài “bị quỷ ám.” (Ga 7:20) Chúa Giêsu trả lời: “Tôi chỉ làm có một việc, mà tất cả các ông đều ngạc nhiên. Ông Môsê đã truyền cho các ông làm phép cắt bì (thực ra, phép ấy đã có từ thời các tổ phụ, chứ không phải từ thời ông Môsê), và các ông làm phép cắt bì cả trong ngày sabát. Vậy nếu người ta làm phép cắt bì cả trong ngày sabát để khỏi lỗi Luật Môsê thì sao các ông lại nổi giận với tôi, vì tôi đã chữa lành toàn thân một người trong ngày sabát? Các ông đừng xét đoán theo BỀ NGOÀI nữa, nhưng hãy xét đoán cho công minh.” (Ga 7:21-24) Tất nhiên, dù Kinh Thánh không ghi lại, chúng ta cũng biết rằng họ chỉ còn một cách duy nhất là câm như hến, im như thóc thối.

Lạ thật, làm việc tốt trong ngày “kiêng việc xác” mà cũng không được sao? Làm việc thiện thì cũng như đọc kinh, cầu nguyện thôi mà, đồng thời đó cũng là sống đức tin, sống yêu thương, thể hiện lòng thương xót, vậy sao người ta lại tỏ vẻ “khó chịu” khi người khác làm điều tốt?

Có những người ở Giêrusalem nói: “Ông này không phải là người họ đang tìm giết đó sao? Kìa, ông ta ăn nói công khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải chăng các nhà hữu trách đã thực sự nhìn nhận ông là Đấng Kitô? Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi; còn Đấng Kitô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả.” (Ga 7:25-27) Họ biết người đang nói với họ là con bác thợ mộc Giuse và cô Maria ở xóm lao động nghèo, thế nên họ không thèm nhận đó là Đức Kitô, là Chúa Giêsu, là Con Thiên Chúa.

Lúc đó, Đức Giêsu nói lớn tiếng: “Các ông biết tôi ư? Các ông biết tôi xuất thân từ đâu ư? Tôi đâu có tự mình mà đến. Đấng đã sai tôi là Đấng chân thật. Các ông, các ông không biết Người. Phần tôi, tôi biết Người, bởi vì tôi từ nơi Người mà đến, và chính Người đã sai tôi.” (Ga 7:28-29) Tất nhiên họ chẳng hiểu ất giáp gì, vì họ luôn nghĩ theo những gì có lợi cho mình – và có hại cho người khác. Đó là tấm gương để chúng ta soi mà xem lại nếp nghĩ của chính mình, chứ đừng chỉ lăm le chê trách người Do Thái mà thôi!

Bấy giờ, họ rất bực tức nên tìm cách bắt Ngài, nhưng chẳng có ai tra tay bắt, vì giờ của Ngài chưa đến. Đơn giản thế thôi. Ngài chưa muốn thì không ai làm được gì, Ngài muốn thì loài người mới có thể làm: Ngài cho phép quân dữ bắt Ngài tại Vườn Dầu. (Ga 18:1-11 ≈ Mt 26:47-56; Mc 14:43-50; Lc 22:47-53)

Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin ngoảnh mặt đừng nhìn bao tội lỗi và xóa bỏ hết mọi lỗi lầm. Xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng, đổi mới tinh thần cho con nên chung thủy. (Tv 51:3, 11-12)

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*