Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

CHÚC TỤNG ĐẤNG NHÂN DANH CHÚA

TRẦM THIÊN THU (trích dịch từ CatholicExchange.com)

“Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Bình an trên cõi trời cao, vinh quang trên các tầng trời!” (Lc 19:38)
Chúa Nhật Lễ Lá, người Công giáo trên khắp thế giới ở mọi quốc gia và mọi múi giờ, đều chú ý lắng nghe bài Tin Mừng dài nhất trong Năm Phụng Vụ. Tình tiết hấp dẫn này không cần giải thích. Nam phụ lão ấu, có học hay ít học, tinh thông hoặc giản dị – tất cả chúng ta đều bị cuốn hút vào việc Chúa Giêsu vào Thành Giêrusalem.
Tại sao là toàn cầu? Câu trả lời phải là vì đó là một bộ phim thực sự của con người, với các loại nhân vật, hành động, âm mưu, tình tiết, tình cảm, và những khúc mắc mà tất cả chúng ta đều biết. Ai trong chúng ta không trải qua điều gì đó như bị phản bội, sợ hãi, sỉ nhục, xuyên tạc, bất lực, ác ý của người khác, hối hận và điềm gở? Câu chuyện Thương Khó này không được kể bằng ngôn ngữ triết học, thần học hay ẩn dụ. Không, đây là câu chuyện của chúng ta, đầy ắp sự thật của cuộc sống mà không cần ai dạy chúng ta.
Vì độ dài và mật độ chi tiết, không thể có một bài bình luận toàn diện ở đây. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta có thể được giúp đỡ để chú ý. Chúng ta cần sự giúp đỡ bởi vì chúng ta giống như các môn đệ vẫn ngủ gà ngủ gật khi Chúa Giêsu ưu sầu ở Vườn Dầu. Qua trình thuật Lc 22:14 – 23:56, hãy suy ngẫm ba vấn đề hấp dẫn nhất của câu chuyện: sự cô độc, sự vô tội, và sự mỉa mai.
1. SỰ CÔ ĐỘC
Mặc dù Chúa Giêsu gần như luôn được người ta vây quanh trong các cảnh khổ nạn khác nhau, chúng ta thấy Ngài ngày càng trở nên cô lập như thế nào, có lẽ đáng kinh ngạc nhất là ngay cả khi Ngài ở với bạn bè của Ngài. Trong Bữa Tiệc Ly, mặc dù Chúa Giêsu nói với các môn đệ rằng Ngài “khát khao mong mỏi ăn bữa lễ Vượt Qua với họ trước khi chịu khổ hình,” họ không tập trung và tự chú ý vào mình đến mức còn tranh cãi với nhau về việc ai được coi là vĩ đại nhất.
Họ đã cách xa Ngài biết bao từ trong trái tim và tâm trí của họ! Tất nhiên, Chúa Giêsu biết điều này. Khi Phêrô thề rằng ông sẵn sàng chết với Ngài, Chúa Giêsu đã cảnh báo ông rằng trước khi trời sáng thì ông sẽ chối bỏ Ngài ba lần.
Không chỉ có Phêrô. Các môn đệ khác cũng hoàn toàn hiểu sai hướng dẫn của Chúa Giêsu về việc chuẩn bị chính mình để tiếp tục sứ mệnh của Ngài khi không có Ngài, sẵn sàng cho cuộc chiến tâm linh lâu dài và gian khổ. Họ nghĩ rằng Ngài muốn họ cầm vũ khí và chiến đấu vì Ngài. Khi Ngài cầu nguyện trong cơn hấp hối trên Núi Ô-liu, bạn bè của Ngài đã không thể thức với Ngài.
Sự phản bội Ngài do một môn đệ của Ngài. Một nụ hôn đáng lẽ có nghĩa là tình bạn hữu thì lại là sự chết. Khi Chúa Giêsu phải vác thập giá của Ngài đến núi Sọ, một người lạ là Simon, người Xyrênê, đã bị ép phải giúp đỡ Ngài, trong khi đó các bạn của Ngài đã tránh xa Ngài. Khi chết, Ngài hoàn toàn bị cô lập, chịu cô độc. Chúng ta biết qua các Phúc Âm khác rằng Chúa Giêsu cảm thấy hoàn toàn bị bỏ rơi.
2. SỰ VÔ TỘI
Không thể tránh khỏi những lời chứng lặp đi lặp lại, từ đủ mọi loại người, rằng Chúa Giêsu hoàn toàn vô tội. Ngài là người đầu tiên tuyên bố điều đó khi nói với những người đã bắt giữ Ngài: “Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến?” Khi Philatô thẩm vấn Ngài, ông nói với đám đông ba lần: “Tôi thấy người này không có tội gì cả.” Hêrôđê cũng muốn tha Ngài. Thế nhưng họ đều hèn nhát!
Ngay cả trong lúc Chúa Giêsu hấp hối, một trong những tên tội phạm bị treo bên cạnh Ngài đã nhận ra “ông này đâu có làm điều gì trái.” Cuối cùng, một viên đại đội trưởng La Mã đã chứng kiến những gì đã xảy ra và tuyên bố: “Người này đích thực là người công chính!” Con của Thiên Chúa, Người Con của Công Lý Hoàn Hảo, đã trở thành NẠN NHÂN CỦA SỰ BẤT CÔNG TỐI CAO.
3. SỰ MỈA MAI
Khi chúng ta xem các tường thuật về Cuộc Khổ Nạn trong các Phúc Âm, chúng ta thường thấy những điều mỉa mai (từ ngữ hoặc sự kiện dường như có nghĩa là điều gì đó nhưng thực ra lại có nghĩa khác) trong câu chuyện cứu độ. Chúng ta biết rằng Phêrô tin là mình đã sẵn sàng vào tù và chết cho Chúa Giêsu, nhưng chính “chủ nghĩa anh hùng” của Phêrô đã gây ra sự suy sụp của mình:
“Nhưng [Phêrô] phải biết rằng ngay cả tử đạo cũng không phải là một thành tựu anh hùng: đúng hơn, đó là một ân sủng để có thể chịu đau khổ vì Chúa Giêsu… Ông muốn lao vào – chủ nghĩa anh hùng – dẫn đến việc ông chối Thầy. Để đảm bảo vị trí của mình bằng ngọn lửa trước dinh của thượng tế và để theo sát mọi diễn biến về số phận của Chúa Giêsu, ông đã tuyên bố không hề biết Ngài. Chủ nghĩa anh hùng của Phêrô tan thành từng mảnh trong một mưu kế nhỏ nhen… Ông phải học cách của người môn đệ để được hướng dẫn, khi giờ của ông đến, ông sẽ đến nơi ông không muốn đến (x. Ga 21:18) và được ơn tử đạo.” (Chúa Giêsu thành Nazareth, Phần II, tr. 71-72)
Đám đông trước dinh Philatô kêu gào đòi tha Baraba – một kẻ sát nhân nổi loạn, thay vì tha Chúa Giêsu. Vì vậy, “đứa con của cha” (ý nghĩa tên hắn) được giải thoát bởi Người Con của Chúa Cha, một trò đùa mỉa mai ngoài ý nghĩa của sự đóng đinh. Cuối cùng, điều mà Hêrôđê, vị vua soán ngôi của người Do Thái, đã chế nhạo khi đặt Chúa Giêsu trong “trang phục lộng lẫy,” và điều mà người La Mã, kiểu mỉa mai tương tự, đã viết trên thập giá: “Vua dân Do Thái.” Điều đó thực sự giới thiệu Chúa Giêsu với thế giới như chính Ngài – Vua đích thực của một vương quốc chỉ có thể đạt được qua sự khiêm tốn. Các nhà cầm quyền (những người có quyền lực) đều chế nhạo Vua này, chỉ có một tên tội phạm sắp chết mới có thể nhìn thấy sự thật: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”
Khi trải qua Tuần Thánh đến Lễ Phục Sinh, chúng ta hãy quyết tâm không cô lập Chúa Giêsu bởi sự thiếu tập trung hoặc lười biếng, để nhớ rằng Đấng Vô Tội đã bước vào đó để cứu chuộc chúng ta – các tội nhân, để đón nhận tất cả những điều mỉa mai khi sống đời sống Kitô hữu, và đôi khi có thể gặp khó khăn.
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy để mắt đến con trong tuần thánh này, để con thông phần đau khổ với Ngài và để đền tội con. Amen.
GAYLE SOMERS

Khởi đầu Tuần Thánh – 2022

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*