Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Năm 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 4    
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

TÍN DÂNG

TRẦM THIÊN THU

Mẹ Dâng Con Tuân Hành Thánh Luật
Con Thắp Nến Tận Hiến Cuộc Đời

Trình thuật Lc 2:22-40 cho biết việc “tiến dâng Đức Giêsu cho Thiên Chúa.” Đó là lễ Ðức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Trong Đền Thánh.

Khi cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi, với mầu nhiệm thứ tư, chúng ta cầu xin được “vâng lời và chịu lụy.” Đức vâng lời rất cần thiết và quan trọng. Hành động đó không chỉ là một nhân đức và là một trong ba lời khấn chính của các tu sĩ. Đức vâng lời liên quan sự chịu lụy, chịu đựng, nhịn nhục. Kinh Thánh xác định: “Vâng lời trọng hơn của lễ.” (1 Sm 15:22; Tv 50:8-9)

Khi Sứ Thần Gabriel báo Hỉ Tín, Đức Maria đã e ngại và bối rối vì chưa hiểu. Sau khi được giải thích, Đức Maria đã mau mắn chấp nhận:“Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” (Lc 1:38) Đức Maria chấp nhận mà không chần chừ, so hơn tính thiệt. Quả thật, đức vâng lời vô cùng quan trọng. Vì tin tưởng nên mới yêu mến, do đó mới có thể sẵn sàng vâng lời ngay, vâng lời trong mọi hoàn cảnh, kể cả điều trái ý muốn của mình.

Lễ Đức Mẹ Dâng Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta về việc dâng con cái và cháu chắt cho Thiên Chúa, đồng thời cũng nhắc nhở chính chúng ta về việc tận hiến cuộc đời cho Thiên Chúa, dâng mọi sự cho Ngài, luôn tín thác vào lòng thương xót, sự quan phòng và tiền định của Ngài.

Suốt đời Chúa Giêsu luôn vâng lời, không chỉ vâng lời Chúa Cha mà còn vâng lời Thân Mẫu và Dưỡng Phụ. Kinh Thánh cho biết rằng sau ba ngày lo việc của Chúa Cha, khiến Đức Maria và Đức Giuse phải khổ sở đi tìm, Đức Maria “trách yêu” Con Trai Giêsu, Ngài cho cha mẹ biết lý do, nhưng Ngài vẫn đi xuống cùng với cha mẹ, theo cha mẹ trở về Nadarét và hằng vâng phục cha mẹ. (x. Lc 2:51) Ngài là Thiên Chúa nhưng khi chấp nhận làm Con trong một gia đình, Ngài vẫn giữ đức vâng lời, vẫn tôn trọng và theo ý muốn của cha mẹ – mặc dù hai vị này chỉ là thụ tạo của Ngài.

Khi đề cập vấn đề vâng lời, chúng ta thường cho rằng người nhỏ phải vâng lời người lớn, bề dưới phải vâng lời bề trên,… Tuy nhiên, nếu như vậy thì vẫn phiến diện, bởi vì chúng ta đôi khi vẫn phải “vâng lời” người nhỏ hơn mình khi người nhỏ hành động đúng. Khi người lớn sai trái thì không thể bắt người dưới vâng lời!

Vì biết vâng lời mà Tổ phụ Abraham được Thiên Chúa chúc phúc, được thi ân giáng phúc, và Ngài hứa: “Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta.” (St 22:18)

Lạy Thiên Chúa Tối Cao, Đấng dựng nên trời đất, những gì Ngài thương ban thì chúng con xin dâng cho Ngài, xin thánh hóa và hướng dẫn chúng con, xin chúc phúc cho chúng con và toàn thế giới, hôm nay và mãi mãi. Amen.

✝ ✝ ✝

Thánh Cả Lặng Thầm Vâng Lời Tín Thác

Chính Nhân Khiêm Hạ Khiết Tịnh Khôn Ngoan

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*