Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

VÂNG LỜI

Hương Nam, 15-9-2012

Kể chuyện Ca Đoàn

Ngày họp mặt các ca trưởng 19-8-2012 là ngày vui nhất trong đời em. Vui vì được biết Cha Trưởng Ban, biết ban Thánh Nhạc Giáo Phận, biết các Nhạc Sĩ, biết còn có cả trăm người đang làm công việc vừa “vô lương” vừa ‘vất vả” như em, và cuối cùng, vui vì nhờ đó mà biết mình.

Qua những bài giáo huấn, chia sẻ, trao đổi và gặp gỡ, biết mình còn non kém cả về khả năng ca trưởng lẫn đạo đức của người ca trưởng.

Xin kể ra đây chỉ một chuyện thôi nhé. Gặp ông anh 39 năm làm ca trưởng ở quán cà phê bụi ngay trước nhà thờ Chính Tòa:

-Em cũng đi họp mặt các ca trưởng hả?

-Dạ

-Em ở Giáo Xứ nào?

-Em ở Giáo Xứ X.

-Xa nhỉ! Gần trăm cây số đó. Ca đoàn của em đông không?

-Dạ, ca đoàn em 12 nam, 22 nữ, đa số là U50.

-Ồ, các ca viên tuổi ấy hát tốt lắm.

-Không có đâu anh. Bị cha chê cha chửi hoài!

-Chuyện gì mà chê chửi?

-Có nhiều hôm em tập được một bài hát mới, anh em hát rất tốt, rất sốt sắng, thế mà, cuối lễ, cha bảo, ca đoàn không được hát bài đó nữa, vì có một vài ca từ không phù hợp, hoặc vì dòng nhạc trữ tình. Buồn ghê! Em vào trình cha bài em chọn hát đã được sử dụng trong phụng vụ đàng hoàng. Cha bảo “Tôi bảo sao, thì chị cứ nghe vậy đi. Cha sở có quyền không cho phép hát những bài không phù hợp tại GX mình. Ai hát ở đâu mặc kệ họ. Đâu phải được imprimatur là chỗ nào cũng hát được đâu. Dòng nhạc, ca từ không phù hợp với bản sắc, văn hóa của GX mình.”

-Thế thì em vâng lời Cha là đúng rồi. Ngài nói có lý của Ngài. Tốt nhất là em nên vâng lời Ngài.

-Không phải một chuyện đâu anh. Cha khó lắm. Cái gì cũng phải theo ý Ngài thôi. Kể cả màu áo dài đồng phục, nhận tiền hát lễ cưới cho người ta mà không đi hát đủ cũng bị chửi là “lỗi phép công bình”, hát lỡ sai nhịp kẻ trước người sau một tí thì bị cha la là có tội “làm cộng đoàn lo ra chia trí”!

-Thế là rất  tốt đấy em. Anh đề nghị là em luôn vâng lời Cha, chiều ý Cha, vì như thế là chứng tỏ Cha của em có ý thức rất cao về trách nhiệm quản xứ của mình. Em không nên phản đối. Anh có ý kiến này: Em cứ thử tập vâng lời Cha sáu tháng, một năm, rồi hai năm nếu cần. Em sẽ thấy, sau thời gian em vâng lời Cha, Cha sẽ rất tôn trọng ý kiến của em và “vâng lời” em.

…….

Gần 1 tháng qua, em bình an lắm. Ca đoàn cũng vui vẻ. Em không nghĩ là Cha sở khó tánh nữa. Em sẽ vâng lời Cha và em không hy vọng sẽ đúng như lời anh tiên tri. Em không chờ một năm sau cha sẽ vâng lời em. Nhưng khi em vâng lời Cha là em đã bình an rồi.

Cảm ơn anh. Cảm ơn Ngày Họp Mặt Các Ca Trưởng.


Có 2 phản hồi cho bài viết: VÂNG LỜI

  • Ca viên mới

    Bạn Hương Nam thân mến!
    Làm Ca trưởng là phải thế bạn nhỉ?
    Rất đồng cảm với bạn và những ai có “cảnh ngộ” như bạn. Chuyện này không cá biệt đâu Hương Nam ơi!
    Có câu nói nổi tiếng của ĐHY Barôniô rằng:
    “Obedientia et Pax – Vâng phục và Bình an”.
    Chúc bạn luôn hăng say và …bình an!

  • nguyen van thuan

    ối giời ơi! đời con chỉ biết một người “vô lương” thôi,là coi như con tiêu đời rồi mà ở đây Bác ca trưởng HƯƠNG NAM lại sướng khi gặp được nhiều người “VÔ LƯƠNG”.
    Theo Bác HƯƠNG NAM nói thì tất cả các ca trưởng dều thuộc mẫu người” VÔ LƯƠNG” hết sao?Vậy cha xứ không chửi cho mới là lạ.
    Con xin mạn phép dược bày ra”HÀNG ĐỘC” là bí kíp để các bác ca trưởng không bị cha xứ chửi nữa,là các bác phải chọn bài nào có dấu”IMTIENG ĐIMA CUNGKINH”và”Vâng ý cha ở dưới đất cũng như cha ở trên giời”.OK!…hì…hì …..
    MẾN chào zui khỏe,hẹn gặp lại.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*