Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

Đi Tìm Khái Niệm Văn Hóa

Lêvi

(Kì cuối)

Trong tiếng Việt, văn hoá là một từ ngữ gốc Hán mà Đào Duy Anh đã định nghĩa: “Văn là văn tự, hoá là giáo hoá. Văn hoá là dùng văn tự mà giáo hoá con người” (Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt, tr.509). Trở về xa hơn trong lịch sử phát triển chữ Hán, trong Giáp cốt văn và Kim văn, ta thấy chữ “văn” có hình dáng giống như một người đứng thẳng mình chững chạc được nhìn từ phía chính diện, trên ngực xăm trổ nhiều hình hoa văn. Đây chính là chữ tượng hình miêu tả tục xăm mình thời xưa mà được coi là cao quý, đẹp đẽ và quý phái. Chính chữ này sau mới kết hợp để phái sinh ra các từ ngữ văn tự (chữ viết), văn hoá, và văn minh…. Như thế không thể nói, “văn” trong văn hoá phát sinh từ văn tự và cũng là văn tự. Nhưng phải nói chính xác rằng: “văn” trong văn hóa cũng là văn trong văn tự, nghĩa là sự đẹp đẽ, sự cao quý, sự quý phái chuẩn mực…; còn “hoá” thì đúng như tác giả Đào Duy Anh đã định nghĩa. Vậy văn hóa là hành vi của con người làm cho mình trở nên đẹp đẽ, cao quý và hợp với các tiêu chuẩn chung của cộng đồng.

Trong các ngôn ngữ theo hệ Ấn-Âu thì thuật ngữ văn hoá (culture, kultur) đều do gốc cultus của tiếng Latinh. Cultus có nghĩa là trồng trọt theo hai nghĩa là cultus agris, trồng trọt cây trái thực vật và cultus animi, trồng trọt, nuôi dưỡng tinh thần. Vậy nghĩa cultus–văn hoá–hàm chứa hai khía cạnh: trồng trọt, tức là thích ứng với tự nhiên; và giáo dục, đào tạo con người, cá nhân hoặc cộng đồng để không còn mang tính tự nhiên, hoang sơ nhưng có những phẩm chất tốt đẹp.
Tóm lại, từ những tham khảo và việc nghiên cứu, người viết xin được đưa ra một định nghĩa về văn hoá như sau: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất, tinh thần và tâm linh đẹp đẽ không thể so sánh của một cộng đồng người, có thể làm cho họ phân biệt với cộng đồng khác.

Như thế, thứ nhất văn hoá không chỉ là các giá trị vật chất, tinh thần nhưng còn mang giá trị tâm linh. Tâm linh là một đặc tính không thể phủ nhận của con người. Nhiều khi chính tâm linh là hạt nhân, là động lực làm nên các giá trị vật chất, tinh thần trong nền văn hoá. Quả vậy, sức mạnh của niềm tin, nhất là niềm tin thiêng liêng, là sức mạnh có thể làm nên tất cả như lời Chúa Giêsu: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì Thầy bảo thật, anh em bảo núi này: hãy rời khỏi nơi đây qua bên kia. Nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” (Mt 17,20; Lc 17,6).

Thứ hai, các giá trị vật chất, tinh thần, tâm linh này phải thuộc về một cộng đồng người chứ không phải thần linh hay loài vật, phải có giá trị, tức phải đẹp đẽ, là tiêu chuẩn cho và chỉ của cộng đồng đó nên không thể so sánh hay áp dụng cách triệt để cho một cộng đồng khác mà không gặp phải những phi lý hoặc phản kháng.

Cuối cùng, các giá trị trên phải là một hệ thống hữu cơ với nhau có khả năng bao trùm mọi hoạt động xã hội và chức năng tổ chức xã hội trong cộng đồng. Nó nâng đỡ và giữ gìn các mối tương quan mà nội dung nó đề cập, có thể là mối tương quan với chính mình, với người khác, với tự nhiên, với thế giới thần linh hay với Thiên Chúa.


Có 01 phản hồi cho bài viết: Đi Tìm Khái Niệm Văn Hóa

  • M. Huyên

    Có rất nhiều khái niệm về văn hóa :
    “Văn hóa bao gồm tất cả những giá trị do con người sáng tạo nên, khu biệt với cái tự nhiên, chưa có sự can thiệp của con người”.
    Hiểu văn hóa của một đất nước, một quốc gia thì mới có thể hội nhập văn hóa và truyền giáo.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*