Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Mười Hai 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 11    
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

THÁNH LỄ VÀ CÁC BÀI CA (Kì II)

2. Các Bài Ca Cho Từng Phần:
a. Nghi thức mở đầu: (x. kì 1)

b. Phụng Vụ Lời Chúa: gồm các bài ca:
(*Các bài đọc Kinh Thánh*)
1. Đáp Ca:

- Đáp ca biểu lộ việc dân Chúa đáp lại Lời Chúa vừa được lắng nghe. Mỗi thánh vịnh đáp ca đã được chọn lựa kĩ lưỡng cho phù hợp với mỗi bài đọc, để giúp dân Chúa cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa (RM 61). Do đó không được phép thay thế bài đọc Lời Chúa hay thánh vịnh đáp ca bằng một bản văn ngoài Kinh Thánh (RM 62), và người ta chỉ hát thánh vịnh hay thánh ca Kinh Thánh vào lúc đáp ca chứ không hát các loại ca nguyện hay ca tâm tình tôn giáo theo chủ đề, như tình cha nghĩa mẹ, mừng thánh bổn mạng…
- Đáp ca có thể tất cả cộng đoàn cùng hát hoặc đọc chung. Cũng có thể do một người xướng còn cộng đoàn đáp bằng một câu chung. Người xướng đáp ca có thể đứng tại giảng đài, tuy nhiên cũng được tự do đứng một nơi khác thuận tiện trong nhà thờ (RM 61, 309).
- Thông thường người xướng thánh vịnh phân biệt với người đọc bài Sách Thánh, nhưng khi cần thiết và vì nhu cầu cộng đoàn, người đọc Sách Thánh vẫn có thể xướng thánh vịnh mà không bắt buộc phải tìm một người thứ hai khác với người này (RM 61, 129, 261).

2. Alleluia:
- Alleluia là bài ca tung hô Tin Mừng (Alleluia nghĩa là hãy ngợi khen Đức Chúa). Alleluia là một hành vi Phụng vụ, qua đó cộng đoàn tín hữu đón chào Chúa Kitô sắp nói với mình qua bài Tin Mừng và dùng lời hát tuyên xưng niềm tin của mình (RM 62).
- Tâm tình khi hát Alleluia là tâm tình hân hoan vui tươi, với việc long trọng rước sách Tin Mừng (nếu có), vì thế Hội Thánh hát Alleluia vào các Chúa Nhật cũng như ngày trong tuần, lễ trọng cũng như lễ kính, trừ mọi ngày trong mùa chay (RM 62).
- Vào một số ngày trong năm Phụng vụ, như lễ Phục Sinh và lễ Hiện Xuống, ca đoàn và cộng đoàn sẽ đọc hoặc hát Ca tiếp liên trước Alleluia (RM 64).
(*Tin Mừng, Bài giảng*)

3. Kinh Tin Kính:
- Là là lời tuyên xưng đức tin nhằm làm cho toàn thể cộng đoàn đáp lại Lời Chúa vừa lắng nghe. Kinh Tin Kính được đọc trong các Chúa Nhật và lễ trọng; tuy nhiên vẫn có thể được đọc trong các cử hành long trọng hơn. Trong thánh lễ phải dùng công thức kinh Tin Kính đã được thẩm quyền Hội Thánh chấp nhận dùng trong Phụng vụ, chứ không phải bản tóm về kinh Tin Kính của một tác giả nào đó (RM 67).
- Kinh Tin Kính do chủ tế hát hoặc đọc chung với cộng đoàn, hoặc chia bè để đọc luân phiên. Nếu hát thì tùy hoàn cảnh, chủ tế hoặc nhờ một ca viên hoặc nhờ ca đoàn xướng câu đầu rồi mọi người cùng hát. Tất cả cùng đứng khi đọc kinh Tin Kính, nhưng khi tới câu: “Bởi phép Chúa Thánh Thần…” thì cúi mình sâu (RM 68, 137).
(*Lời nguyện chung*).

c. Phụng Vụ Thánh Thể:
(*Chuẩn bị lễ vật, dâng lễ vật*)

1. Bài Ca Dâng Lễ (ca tiến lễ):
Đang khi dâng lễ vật thì ca đoàn hát ca tiến lễ. Bài ca này được kéo dài cho đến khi chuẩn bị lễ vật trên bàn thờ xong, nghĩa là khi chủ tế đã rửa tay xong. Do đó cần kết thúc bài ca tiến lễ theo đúng chức năng của nó. Cộng đoàn ngồi đang khi chuẩn bị lễ vật trên bàn thờ. ( RM 74, 178; GM 145).
(*Kinh nguyện Thánh Thể, Nghi thức rước lễ*).

2. Kinh Lạy Cha:
- Nghi thức đọc kinh Lạy Cha gồm: lời mời gọi, kinh Lạy Cha, kinh khẩn nguyện và lời chúc vinh của cộng đoàn.
- Kinh Lạy Cha phải được tất cả cộng đoàn cùng đọc hay hát. Vì vậy cần tránh biến kinh này thành quyền sở hữu riêng của ca đoàn hay một nhóm người (RM 36). Kết thúc kinh Lạy Cha cộng đoàn không đọc “Amen”, vì lời kinh chưa chấm dứt, mà còn được kéo dài bằng kinh khẩn nguyện và lời chúc vinh.
(*Chúc bình an, Bẻ bánh, Rước lễ*).

3. Bài Ca Hiệp Lễ:
- Đang khi chủ tế rước lễ thì ca đoàn hát hoặc đọc ca hiệp lễ. Bài ca này diễn tả sự hiệp nhất thiêng liêng giữa những người rước lễ, đồng thời nói lên niềm vui hân hoan của những người tiến lên tham dự Bàn tiệc Thánh Thể.
- Bài ca hiệp lễ được kéo dài đang khi cho giáo dân rước lễ (RM 86, 159).
- Nên dành một thời gian ngắn thinh lặng sau rước lễ để cầu nguyện, hoặc hát một Thánh vịnh tạ ơn hay Thánh thi ca ngợi, thích hợp vào lúc này (RM 88). Phụng vụ Thánh Thể và nghi thức rước lễ kết thúc với lời nguyện hiệp lễ.

d. Nghi thức kết thúc:
- Bài Ca Tạ Lễ: Lúc chủ tế bái kính bàn thờ, thì ca đoàn có thể hát bài thánh ca tạ ơn hay tấu lên những bài ca chúc tụng diễn tả tâm tình sai đi hoặc mầu nhiệm cử hành hôm đó hoặc niềm vui ngày lễ.
- Có thể tự do, nên chọn bài có ý tưởng sai đi, đem Tin Mừng, đem tình thương đã lãnh nhận chia sẻ cho mọi người ở mọi nơi, đồng thời cũng mang ý nghĩa tạ ơn Chúa, hoặc ý nghĩa phù hợp với ngày lễ (nhất là khi cử hành lễ về Đức Mẹ và các Thánh, chưa tiện hát sau rước lễ), hay mùa Phụng vụ. Bài này nên hát cách tưng bừng phấn khởi, nhưng phải vắn gọn, có thể vừa ra về vừa hát cho tới khi ra khỏi Nhà Thờ. Cũng có thể thay thế bằng những bản đàn thích hợp.

Mátthêu

Các chữ viết tắt:
1. RM: “Qui chế tổng quát Sách lễ Rôma 2000 – In stitutio generalis missalis romali 2000” do Tòa thánh công bố ngày 20/03/2000.
2. GM: “Nghi thức Giám mục 1984 – Coeremoniale Episcoporum 1984”, do Bộ Phụng tự công bố 14/09/1984.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*