Mp3: MÙA QUANH NĂM

Lưu trữ tài liệu

Tháng Tư 2024
T2 T3 T4 T5 T6 T7 CN
« Tháng 3    
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930  

Thống kê

Số lượt người đã ghé thăm web site này tính từ 6/2009:

Hanoi

CHÚA CHỊU PHÉP RỬA

TRẦM THIÊN THU

Thần Khí Ngự Xuống Trên Thánh Tử
Cửa Trời Mở Ra Vọng Lời Cha

Ngắm Thứ Nhất Mùa Sáng của Kinh Mân Côi: Chúa Giêsu chịu Phép Rửa tại sông Giođan, chúng ta cầu xin ơn sống xứng đáng làm con cái của Thiên Chúa.

Trình thuật Mt 3:13-17 cho biết rằng Chúa Giêsu đến dòng sông Giođan để ông Gioan làm Phép Rửa. Thấy vậy, ông Gioan ngạc nhiên nói: “Chính tôi mới cần được Ngài làm phép rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi!” Chúa Giêsu cho biết: “Bây giờ cứ thế đã. Vì chúng ta nên làm như vậy để giữ trọn đức công chính.” Ông Gioan hiểu và chiều theo ý Ngài. Ngay khi Chúa Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, các tầng trời mở ra. Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Ngài. Lúc đó có tiếng từ trời vang vọng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người.”

Chúa Giêsu đã cho ông Gioan biết dấu chỉ đặc biệt: “Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa trong Thánh Thần.” (Ga 1:33) Không còn nghi ngờ gì nữa. Ông Gioan xác định: “Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn.” (Ga 1:34) Càng rõ ràng hơn khi có tiếng vọng từ trời cho biết Chúa Cha hài lòng về Người Con vì Người Con luôn tuân phục Thánh Ý Chúa Cha.

Đức Mẹ cũng làm hài lòng Thiên Chúa vì Đức Mẹ “xin vâng” hoàn toàn. Đó là cách sống đẹp lòng Chúa, tức là tuân giữ các giời răn và thể hiện lòng thương xót. Có lần chính Chúa Giêsu đã khuyến cáo – và cũng là mệnh lệnh: “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.” (Lc 6:36) Nhân từ là biết yêu thương, tha thứ, không xét đoán, không định kiến với bất cứ ai, và tất nhiên cũng luôn vâng phục – nhân đức đặc biệt cao quý và cần thiết.

Kinh Thánh đã xác nhận: “Vâng lời trọng hơn của lễ.” (1 Sm 15:22; Tv 50:8-9; Tv 51:18) Vâng phục là nhân đức quan trọng, trong đó bao gồm động thái từ bỏ mình. Có từ bỏ ý riêng mình thì mới có thể vâng lời, nếu không thì không thể.

Thật vậy, vâng phục là khiêm nhường, chấp nhận, không ý kiến, không so đo, dù điều đó trái ý mình. Cách vâng phục như vậy không dễ thực hiện chút nào. Khó lắm. Nhưng vẫn có thể thực hiện. Thánh Gioan Tẩy Giả bật mí bí quyết: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi.” (Ga 3:30) Đó là ông nói về Chúa Giêsu, nhưng chúng ta cũng có thể áp dụng bằng cách đè bẹp “cái tôi” xuống và tôn trọng ý của người khác, sẵn sàng xóa mình để người khác được nổi bật hơn.

Nếu chỉ vâng phục khi “hợp ý” thì chẳng có gì lạ. Ai cũng làm vậy. Điều hợp ý mình thì rất dễ thực hiện, nhưng vì vâng phục mà làm theo điều trái ý mình thì quả là khó, bởi vì thực sự phải cố gắng, phải can đảm, phải khiêm nhường và phải từ bỏ chính mình bằng mọi giá. Cứ quan trọng hóa chính mình thì không bao giờ bỏ mình được, nhưng cứ coi rẻ mình thì không gì là không thể.

Lạy Thiên Chúa, xin cho con biết Ngài, xin cho con biết tha nhân, và xin cho con biết chính con để con có thể thi hành đúng ý Ngài mọi nơi và mọi lúc. Xin ban thêm cho con những ơn cần thiết theo sự quan phòng và tiền định của Ngài, để con cố gắng hoàn thiện theo ý Ngài. Amen.

Ghi lời nhận xét góp ý

Lưu ý: Để dễ dàng trong giao tiếp và khỏi hiểu nhầm từ ngữ, các lời nhận xét góp ý trong trang này xin hãy viết bằng tiếng Việt có dấu. Xin kính báo và chân thành cám ơn.

 

 

 

Nội dung có thể dùng một số định dạng these HTML tags

<a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <strike> <strong>

Chọn kiểu gõ tiếng Việt: TELEX VNI VIQR Tắt

*